Nơi thầy thuốc là mẹ hiền

11:32 | 19/10/2017
“Lương y như từ mẫu” được mặc định là một phẩm chất không thể thiếu và đương nhiên của người thầy thuốc. Điều này càng rõ nét và được thể hiện sinh động hơn ở các bác sỹ, hộ sinh… khoa Sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn, TP Hà Nội…
noi thay thuoc la me hien Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố thăm, chúc Tết BV Thanh Nhàn
noi thay thuoc la me hien Bác sĩ bệnh viện Thanh Nhàn chấn động não vì bị người nhà bệnh nhân hành hung

Những câu chuyện cảm động lòng người…

Bệnh viện Thanh Nhàn mặc dù không phải là đơn vị chuyên về phụ sản, tuy nhiên có rất nhiều chị em đã lựa chọn khi“vượt cạn”, bởi khoa Sản 2 ở cơ sở y tế này có một đội ngũ bác sỹ, hộ sinh…. “Tất cả vì người bệnh”. Cũng ở đây, chúng ta được chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động lòng người.

noi thay thuoc la me hien
Bệnh viện Thanh Nhàn

Chúng tôi tới thăm khoa Sản đúng vào lúc sản phụ Đào Lan Chi, sinh năm 1992, ở ngõ 113, Nguyễn Chính, Tân Mai, Hoàng Mai, vừa qua cơn hiểm nghèo. Mặc dù còn chưa hồi phục hoàn toàn nhưng trên nét mặt chị đã rạng ngời…Chị cảm động nói: “Nếu không có bác sỹ, hộ sinh ở đây quyết đoán và tận tình…có lẽ giờ này tôi đã ở rất…xa”.

Chị Chi thong thả kể lại: Sau khi mang thai lần hai (nhờ hỗ trợ sinh sản) được 4 tháng, chị đã rất cẩn trọng, toàn tâm, toàn ý vào việc dưỡng thai. Nhưng rồi, sau ngày Quốc khánh, 2/9, chị thấy đau bụng và có hiện tượng sảy thai. Lần mang thai đầu tiên, chị cũng gặp hiện tượng này và đã phải vào bệnh viện C để xử lý. Biết chậm trễ sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình và đứa con, chị đã quyết định đến BV Thanh Nhàn, nơi có khoa phụ sản 2, hết lòng vì sản phụ, mà chị biết qua chia sẻ trên mạng xã hội.

Ngay sau khi nhập viện, các thầy thuốc đã cho chị biết thai của chị 17 tuần bị chết lưu đang sẩy băng huyết, tính mạng của mình đang bị đe doạ nếu không được cấp cứu kịp thời. Khó khăn lắm chị lại mới mang thai nên tha thiết đề nghị các bác sỹ tìm mọi phương cách để giữ lại con cho mình. Sau nhiều lần hội ý, hội chẩn các bác sỹ ở đây đã có một quyết định kịp thời: “Can thiệp nạo buồng tử cung, cứu mẹ…”

Câu chuyện đang đi vào nút thắt thì ở giường bên, sản phụ Bùi Thị Phượng, sinh năm 1986, ở Long Biên, quận Long Biên, xen ngang: “Tôi cũng vậy, nếu không có sự quyết đoán, tận tình của các bác sỹ, hộ sinh ở đây, có lẽ giờ này…” Chị Phượng ngưng lại. Câu chuyện của chị còn “gay cấn và hồi hộp” hơn nhiều.

Sau khi sinh con được 10 ngày, đêm 3/9, chị đang ngủ thì bị băng huyết, máu tươi ộc ra như suối. Ban đầu, có người khuyên và cho ít thuốc phiện uống để cầm máu. Cho tới khi máu vẫn tiếp tục tuôn…gia đình mới vội vã đưa chị vào khoa phụ Sản 2 BV Thanh Nhàn, khi ấy đã là 3 giờ đêm. Đến bệnh viện, chị đã ở tình trạng lơ mơ, mạch nhanh, huyết áp tụt do bị mất máu quá nhiều.

Tôi đã được thạc sỹ bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Bích - Trưởng khoa sản 2 cùng toàn thể nhân viên kíp trực khoa sản 2 tiên lượng tình trạng bệnh nhân rất xấu, nguy cơ tử vong cao…và quyết định phải mổ cắt tử cung do đờ tử cung gây rối loạn đông máu. Ngặt nổi, gia đình đề nghị giữ lại tử cung, điều này đồng nghĩa với tính mạng sản phụ “ngàn cân treo sợi tóc”. Phải mất nhiều thời gian giải thích, thuyết phục…và rồi ca mổ thành công, sản phụ Phượng đã vượt qua cơn hiểm nghèo nhờ trên 10 đơn vị máu và sự quyết đoán của bác sỹ trưởng khoa trong chuyên môn ở đây…

Chúng tôi được biết, ngoài hai câu chuyện cảm động ở trên, nơi đây còn nhiều câu chuyện khác. Ví như có sản phụ vào BV đẻ nhưng không có tiền, các thầy thuốc đã cùng nhau phụ giúp sản phụ. Rồi chuyện có người mẹ mang con để lại BV nhờ cưu mang…Tất cả như đang toả sáng nơi “thầy thuốc là mẹ hiền”

Gặp gỡ những “Người mẹ…”

Đem những câu chuyện cảm động lòng người nói lại với BSCK1 Nguyễn Khánh Toàn, người đã gắn bó với khoa sản hơn 10 năm, BS Toàn khiêm tốn: “Chúng tôi đang cố gắng làm tốt những điều có thể…” Và ông cho biết, BV Thanh Nhàn nói chung và khoa Sản 2 nói riêng đang ngày một vươn tới đẳng cấp của một BV tuyến đầu của Thủ đô. Những tai biến sản khoa hay gặp phải như: băng huyết sau đẻ, sau mổ, chửa ngoài tử cung, uốn ván sơ sinh, tiền sản giật và sản giật hay vỡ tử cung…các thầy thuốc của khoa đều có khả năng xử lý.

Măc dù tất cả chưa được vừa ý nhưng thấy được sự hài lòng của người bệnh và lương tâm, trách nhiệm của người thầy thuốc được nâng cao đã cho mọi người thêm gắn bó…Ông còn cho biết, để có được như ngày hôm nay, BV Thanh Nhàn đã có một chặng đường phấn đấu không ngừng nghỉ.

“Bệnh viện Thanh Nhàn tiền thân là bệnh xá Mai Hương, (nay là phố Hồng Mai) quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vào đầu năm 1958, gồm 5 gian có 5 giường bệnh với 16 cán bộ, nhân viên. Tháng 9 năm 1970, bệnh viện Mai Hương từ phòng y tế Quận Hai Bà Trưng quản lý đã chính thức thuộc sở Y tế Hà Nội, bệnh viện được đổi tên thành bệnh viện Hai Bà Trưng và dần phát triển thành bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh với nhiệm vụ đầu ngành nội khoa.

Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, bệnh viện có những lúc khó khăn thăng trầm, nhưng với tinh thần đoàn kết vượt mọi khó khăn, toàn thể cán bộ, nhân viên bệnh viện đã đoàn kết đồng thuận, hoàn thành tốt nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng I của Thủ đô với quy mô 800 giường bệnh, 2 chuyên khoa đầu ngành là Nội khoa và Hồi sức cấp cứu – chống độc của thành phố Hà Nội. Hiện nay bệnh viện có 44 khoa phòng, ban và đơn nguyên, trên 1000 cán bộ viên chức “

Hà Thuỷ

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này