Những ưu tiên của Việt Nam khi tham gia APEC

10:12 | 13/10/2017
Việt Nam có 6 ưu tiên lớn khi tham gia hợp tác APEC.
nhung uu tien cua viet nam khi tham gia apec Việt Nam hưởng lợi gì từ APEC?
nhung uu tien cua viet nam khi tham gia apec Hợp tác APEC: Cơ hội đề xuất ý tưởng của doanh nghiệp Việt
nhung uu tien cua viet nam khi tham gia apec 20 năm hợp tác, Việt Nam đóng góp những gì cho APEC?
nhung uu tien cua viet nam khi tham gia apec APEC 2017: 11 bộ phim được chiếu miễn phí tại Hà Nội, Đà Nẵng
nhung uu tien cua viet nam khi tham gia apec
Ảnh minh họa

Trước những chuyển biến nhanh chóng của tình hình kinh tế-chính trị thế giới và khu vực cũng như tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đại hội Đảng lần thứ XII (năm 2016) đã xác định hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm các hoạt động đối ngoại đa phương, trong đó có Diễn đàn APEC và các cơ chế hợp tác khác ở châu Á-Thái Bình Dương, là một định hướng lớn của đối ngoại Việt Nam trong thời gian tới.

Theo đó, những quan tâm, ưu tiên của Việt Nam trong hợp tác APEC tập trung vào các hướng lớn sau:

Trước hết, Việt Nam tham gia hợp tác APEC với tinh thần chủ động, đóng góp vào các quan tâm chung, tích cực tham gia khởi xướng, đề xuất ý tưởng, sáng kiến mới về hợp tác APEC và nâng cao vai trò của Diễn đàn.

Ngoài ra, Việt Nam tích cực thúc đẩy tăng trưởng chất lượng, bền vững và bao trùm, gắn với việc thực hiện Chương trình nghị sự của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững đến năm 2030, bảo đảm cân bằng lợi ích giữa các nền kinh tế thành viên.

Việt Nam ưu tiên thực hiện đầy đủ các cam kết và đóng góp đẩy mạnh liên kết APEC, thúc đẩy hoàn tất các Mục tiêu Bogor; góp phần bảo đảm tính bổ trợ lẫn nhau giữa các thỏa thuận thương mại tự do, hướng tới hình thành Khu vực Thương mại Tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTTAP).

Hơn thế, Việt Nam sẽ tích cực tham gia củng cố hệ thống thương mại đa phương theo hướng minh bạch, công bằng, không phân biệt đối xử.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác kinh tế kỹ thuật, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam và ASEAN quan tâm như phát triển nguồn nhân lực chất lượng, giảm khoảng cách phát triển, xóa đói giảm nghèo, ứng phó thiên tai, dịch bệnh, an ninh lương thực-nước-năng lượng, phát triển công nghiệp hỗ trợ, du lịch…

Cuối cùng, Việt Nam quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả tham gia của các bộ, ngành trong hợp tác APEC; đồng thời, thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của địa phương, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, giới truyền thông và người dân trong các hoạt động APEC; nắm bắt các cơ hội mà APEC mang lại, quảng bá hình ảnh và nâng cao vị thế đất nước.

Việc Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2017 sẽ là cơ hội để triển khai các định hướng tham gia hợp tác nêu trên, thể hiện tầm nhìn của Việt Nam về tương lai của APEC, góp phần kiến tạo quan hệ Đối tác châu Á-Thái Bình Dương về tăng trưởng bền vững và bao trùm trong thế kỷ XXI.

Theo Lâm Hoàng/Báo điện tử Chính phủ

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này