Công nhân, viên chức lao động: Tự hào cùng Thủ đô đổi mới

12:28 | 10/10/2017
Đối với mỗi người con Hà Nội, dù từng đi qua chiến tranh hay chỉ biết đến lịch sử qua sách vở, thì những ngày tháng gian lao mà hào hùng  dưới mưa bom bão lửa, đấu tranh giải phóng Thủ đô luôn là ký ức không thể mờ phai, là niềm tự hào bất diệt về Hà Nội - “một thời đạn bom - một thời hòa bình”. 
cong nhan vien chuc lao dong tu hao cung thu do doi moi Đổi mới hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập
cong nhan vien chuc lao dong tu hao cung thu do doi moi Đến năm 2020: Hoàn thành cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Riêng trong đội ngũ CNVCLĐ, niềm tự hào càng thêm rõ nét khi thế hệ cha anh đi trước trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp của Thủ đô ngày ấy đã vững tay búa, chắc tay súng, vừa sản xuất vừa chiến đấu, sát cánh cùng lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô đánh đuổi quân thù, giải phóng Thủ đô thân yêu.

cong nhan vien chuc lao dong tu hao cung thu do doi moi
CNVCLĐ Thủ đô hăng hái luyện tay nghề, thi thợ giỏi đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô. Ảnh Phạm Diệp

Cùng Thủ đô vượt qua khói lửa

Cùng với sự ra đời, phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, công nhân Hà Nội đã sớm giác ngộ cách mạng, hình thành những cuộc đấu tranh sơ khai, tự phát, tiến tới các cuộc bãi công, đình công có tổ chức liên tiếp nổ ra đòi giới chủ phải thực hiện các yêu sách của mình và tham gia vào các phong trào yêu nước khác.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Với gần 22 vạn doanh nghiệp đang hoạt động và khoảng gần 10 ngàn CNVCLĐ đang làm việc, sinh sống.

Theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, những năm gần đây, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song những năm gần đây, nền kinh tế của Thủ đô vẫn đạt mức tăng trưởng khá, GDP năm sau luôn cao hơn năm trước, an sinh, xã hội được cải thiện, diện mạo của Thủ đô ngày càng đổi mới, xứng đáng là địa phương đầu tàu của cả nước.

Đặc biệt, ngày 31/7/1946, Liên hiệp Công đoàn Hà Nội chính thức được thành lập thay cho Hội Công nhân cứu quốc - mốc son đánh dấu sự phát triển của tổ chức Công đoàn Thủ đô. Công đoàn Thủ đô đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ Hà Nội, CNLĐ và tổ chức Công đoàn Thủ đô không ngừng lớn mạnh, hướng trọng tâm vào xây dựng lực lượng vũ trang công nhân, triển khai chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài.

Dưới mưa bom bão đạn, các doanh nghiệp, doanh nhân và lực lượng CNVCLĐ luôn trong tư thế vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa kịp thời cung cấp quân nhu, lương thực, làm điểm tựa vững chắc cho tiền tuyến, vừa trực tiếp đối diện chống trả quân thù.

Riêng về ngày giải phóng Thủ đô, theo tư liệu lịch sử, để chuẩn bị cho giải phóng và tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Trung ương Đảng và Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ đạo đẩy mạnh trọng tâm cuộc đấu tranh của quân và dân Hà Nội từ 20/7 đến 10/10/1954 với lực lượng nòng cốt là công nhân, tự vệ các nhà máy, xí nghiệp, công sở, chống địch phá hoại tháo dỡ máy móc, nguyên vật liệu, mang đi hồ sơ quan trọng; đồng thời, chống địch cưỡng ép dân di cư vào Nam.

Cuộc đấu tranh đã diễn ra quyết liệt ở các xí nghiệp lớn như: điện Yên Phụ, đèn Bờ Hồ, Bưu điện, ga Hàng Cỏ (nay là ga Hà Nội), ga Gia Lâm, Sở Lục lộ, công ty vệ sinh… để giữ cho việc cung cấp điện, nước, đảm bảo giao thông liên lạc và vệ sinh của thành phố, đảm bảo đời sống bình thường của nhân dân khi ta vào tiếp quản.

Cuộc đấu tranh của Hà Nội đã kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh ngoại giao của phái đoàn ta trên bàn hội nghị ngoại giao ở Phủ Lỗ, buộc địch phải chuyển giao thành phố cho ta theo đúng nguyên tắc đã quy định tại Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Sau nhiều ngày đấu tranh trên bàn đàm phán, Hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 10/10/1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội. Thủ đô giải phóng rợp cờ, hoa, biểu ngữ, vang dậy tiếng hoan hô của đồng bào mừng đón đoàn quân chiến thắng trở về. ..

Sau năm 1954, miền Bắc Việt Nam, trong đó có Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng, do những thất bại của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam, từ đầu năm 1964 đế quốc Mỹ thông qua kế hoạch OPLAN dùng không quân hải quân đánh phá miền Bắc.

Trong tình hình cách mạng mới đầy “nước sôi lửa bỏng” ấy, không đành lòng nhìn Thủ đô bị tàn phá, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô, trong đó có lực lượng CNVCLĐ lại bừng bừng dâng cao tinh thần thi đua chống Mỹ, thực hiện chân lý sáng ngời : “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Trong khi các lực lượng vũ trang nhân dân nêu khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù mà bắn", "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", thì tại các nhà máy, xí nghiệp- mục tiêu đánh phá ác liệt của giặc Mỹ, lực lượng công nhân Thủ đô cũng nêu quyết tâm "Chắc tay súng, vững tay búa" vừa giữ vững sản xuất, vừa kiên cường chiến đấu chống lại kẻ thủ.

Theo lời nhiều nhân chứng, ngày ấy, các CNVCLĐ nhất là thanh niên công nhân hăng hái, nhiệt tình lắm. Ngày làm ca, tối về lại trực chiến đấu. Họ bám máy, bám lò tạo ra của cải và sẵn sàng ở những nơi hiểm nguy nhất để chống lại kẻ thù.

"Mỗi công nhân trong nhà máy đều ý thức rất rõ mình là mục tiêu đánh phá của địch nhưng họ vẫn kiên quyết bám máy, bám lò, chiến đấu dũng cảm. Thanh niên công nhân còn nảy ra nhiều sáng kiến bảo vệ con người, hầm lò và của cải trong nhà máy"- ông Phạm Lợi, nguyên Bí thư Thành đoàn Hà Nội thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nhớ lại.

Đồng hành cùng thành phố vững bước đi lên

Nếu thế hệ những CNVCLĐ Thủ đô trước đây với những cuộc đấu tranh kiên cường, mưu trí, dũng cảm đã góp một phần quan trọng vào thắng lợi giải phóng Thủ đô thân yêu thì thế hệ CNVCLĐ, tổ chức Công đoàn Thủ đô hôm nay đang tiếp nối xứng đáng tấm gương của những người đi trước, bằng cách ra sức thi đua lao động sản xuất, viết tiếp trang sử vàng của Thủ đô Hà Nội, thành phố “Một thời đạn bom, một thời hòa bình”.

Điều này được thể hiện rõ ở việc những năm gần đây, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động; đa dạng hóa mô hình tập hợp CNLĐ, phát triển đoàn viên, đồng thời hướng mạnh vào đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ, vừa tích cực tham gia xây dựng chính sách có lợi cho công nhân vừa chủ động chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho họ.

Các cấp công đoàn Thủ đô đã chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với CNVCLĐ, động viên người lao động phấn đấu khắc phục khó khăn, hăng hái thi đua lao động sản xuất. Dưới sự vận động, tập hợp của tổ chức công đoàn, đội ngũ CNLĐ Thủ đô không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, hiện đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô, đất nước.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Với gần 22 vạn doanh nghiệp đang hoạt động và khoảng gần 10 ngàn CNVCLĐ đang làm việc, sinh sống.

Theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, những năm gần đây, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức song những năm gần đây, nền kinh tế của Thủ đô vẫn đạt mức tăng trưởng khá, GDP năm sau luôn cao hơn năm trước, an sinh, xã hội được cải thiện, diện mạo của Thủ đô ngày càng đổi mới, xứng đáng là địa phương đầu tàu của cả nước.

Thành quả đó có sự đóng góp chủ lực của đội ngũ CNVCLĐ, nhất là lực lượng CNLĐ - những người trực tiếp làm ra của cải vật chất cho xã hội. Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền, chuyên môn; sự tuyên truyền, vận động, phát động của tổ chức Công đoàn CNVCLĐ ở khắp các đơn vị cơ sở, nhất là CNLĐ trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp, các phân xưởng sản xuất trên địa bàn Thủ đô đang hăng hái tham gia thi đua các phong trào đua yêu nước do tổ chức công đoàn phát động, nhất là thi đua lao động giỏi, thi đua phấn đấu trở thành công nhân giỏi, thi đua phát huy sáng kiến, sáng tạo, thực hành tiết kiệm, tạo khí thế lao động sản xuất sôi nổi, cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vượt qua mọi khó khăn để duy trì sự tăng trưởng, phát triển.

CNVCLĐ Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Qua rèn đức, luyên tài, hàng ngàn CNLĐ trực tiếp đã trở thành công nhân giỏi các cấp. Đây chính là “nguồn của cải” vô giá đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp và toàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Ngọc Tú

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này