Doanh nghiệp đề xuất giải pháp để giảm ùn tắc giao thông

17:03 | 10/10/2017
Vấn nạn ùn tắc giao thông tại Hà Nội vẫn đang khiến các cơ quan chức năng lo lắng. Rất nhiều những giải pháp của cá nhân, doanh nghiệp đã đưa ra nhằm “giải cứu” giao thông Thủ đô, trong đó có những giải pháp của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Gia Bảo (Công ty Gia Bảo).
doanh nghiep de xuat giai phap de giam un tac giao thong Giảm ùn tắc giao thông Hà Nội: Xây dựng chính sách ưu tiên xe buýt
doanh nghiep de xuat giai phap de giam un tac giao thong Giảm ùn tắc giao thông: Tầm nhìn đô thị và cuộc cách mạng 4.0

Căn cứ cuộc họp của Thủ tướng với Chủ tịch UBND TP Hà Nội và các Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường... ngày 16/1/2017 về việc tập trung có các giải pháp để thực hiện chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội, Công ty Gia Bảo đã gửi “Giải pháp giảm và chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội” lên UBND TP. Một trong những giải pháp quan trọng là “Làm đường mới và mở rộng đường cũ theo quy hoạch”.

doanh nghiep de xuat giai phap de giam un tac giao thong
Tắc đường vẫn đang là bài toán chưa có lời giải

Việc triển khai sẽ thực hiện theo hợp đồng BT như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại cuộc họp với Chủ tịch UBND TP nhưng do Nghị định 15/2015/NĐ-CP (về đầu tư theo hình thức đối tác công tư) không còn phù hợp với hiện nay nên khó thực hiện. Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn, Công ty Gia Bảo đã có văn bản gửi lãnh đạo Bộ KH&ĐT đề nghị xem xét sửa đổi Nghị định 15/2015/NĐ-CP từ đó góp phần làm đường mới nhanh hơn như vậy sẽ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Bá Long, Phó Tổng giám đốc Công ty Gia Bảo, doanh nghiệp này đang triển khai thủ tục dự án theo mô hình hợp tác công tư (PPP) thuộc hợp đồng BT và thực hiện theo các quy định của Nghị định 15/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định này rất rườm rà và thiếu điều khoản để kiểm soát thất thoát cho ngân sách Nhà nước dẫn đến các dự án BT trước đây có thể đã gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước nhiều tỉ đồng.

Nếu không loại bỏ các quy định rườm rà không cần thiết và không thực hiện cải cách thủ tục hành chính thì sẽ chỉ làm mất thời gian vô ích của doanh nghiệp, gây lãng phí các nguồn lực của xã hội và làm thất thoát ngân sách của Nhà nước. Chính vì vậy, Công ty Gia Bảo đề nghị sửa đổi Điều 21, 22, 23 cũ của Nghị định 15/2015/NĐ-CP theo hướng mới nhằm đảm bảo ngân sách Nhà nước không bị thất thoát nhiều tỷ đồng dự án phê duyệt nhanh hơn trước, từ đó sẽ có nhiều đường mới được làm và góp phần phát triển kinh tế và giảm ùn tắc giao thông.

Theo Công ty Gia Bảo, để làm được điều này, UBND cấp tỉnh (thành phố) ra văn bản chấp thuận chủ trương cho nhà đầu tư tham gia lập hồ sơ đề xuất và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sau 30 ngày kể từ ngày nhà đầu tư có công văn đề nghị lên UBND cấp tỉnh (thành phố). Trong đó ghi rõ văn bản này có giá trị tối đa là 3 tháng, Nếu quá 3 tháng kể từ ngày ký văn bản này mà nhà đầu tư không trình hồ sơ đề xuất và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đến Sở KH&ĐT thì mặc nhiên tự động hết hạn.

Sau đó, UBND cấp tỉnh (thành phố) phê duyệt hồ sơ đề xuất và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phần làm đường mới hoặc mở rộng đường cũ tối đa 60 ngày cho nhà đầu tư kể từ ngày nộp báo cáo nghiên cứu khả thi cho Sở KH&ĐT. Tiếp quá trình trên, UBND tỉnh (thành phố) ký hợp đồng BT với nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhà đầu tư được UBND cấp tỉnh (thành phố) phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

Theo ông Nguyễn Bá Long, Phó Tổng giám đốc Công ty Gia Bảo, doanh nghiệp này đang triển khai thủ tục dự án theo mô hình hợp tác công tư (PPP) thuộc hợp đồng BT và thực hiện theo các quy định của Nghị định 15/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên, Nghị định này rất rườm rà và thiếu điều khoản để kiểm soát thất thoát cho ngân sách Nhà nước dẫn đến các dự án BT trước đây có thể đã gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước nhiều tỉ đồng.

Ngoài ra, việc thanh toán dự án BT bằng quỹ đất, Công ty Gia Bảo cũng kiến nghị thực hiện như sau: Đối với khu đất chưa có hạ tầng đường, điện, nước ở các huyện thì tạm tính theo nguyên tắc ngang giá tiền sử dụng đất/1m2 được UBND cấp tỉnh (thành phố) ban hành với khu đất quy hoạch tương tự cạnh đó (làng xóm cũ), nhưng do giá đất ban hành chưa sát giá thị trường nên nhà đầu tư cam kết chỉ giữ lại 9% lợi nhuận (bao gồm cả lãi vay) trên tổng vốn nhà đầu tư bỏ ra để làm hạ tầng khu đất để bán thu hồi vốn (gồm: làm đường + vỉa hè, cấp + thoát nước, cấp điện, sân chơi, chợ, chi phí giải phóng mặt bằng đất ruộng).

Trong trường hợp, nhà đầu tư có lợi nhuận cao hơn 9% do giá bán nhà đất cao hơn giá quy định của thành phố thì nhà đầu tư cam kết nộp phần lợi nhuận cao hơn 9% vào ngân sách tỉnh, thành phố.

Nếu làm được điều này, Nhà nước sẽ không phải mất ngân sách để trả tiền lãi vay ngân hàng của doanh nghiệp như hiện nay. Từ đó, sẽ kiểm soát được lợi nhuận từ các khu đất khi trả cho nhà đầu tư để không bị thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Mức 9% lợi nhuận (bao gồm cả lãi vay) là rất tốt. Ngoài ra, đối với quỹ đất là các khu nhà, đất đã có hạ tầng đường trong các quận, huyện, thị xã thì UBND cấp tỉnh (thành phố) sẽ tổ chức bán đấu giá.

Nhà đầu tư được giao làm đường theo Hợp đồng BT thì được ưu tiên mua bằng 91% giá trị của khu nhà đất được đấu giá. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, UBND cấp tỉnh (thành phố) cần khẩn trương phê duyệt quy hoạch 1/500 khu đất dành cho tái định cư và khu đất được bán của Nhà đầu tư trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Nhà đầu tư trình bản vẽ quy hoạch lên Sở Quy hoạch - Kiến trúc (hoặc Sở Xây dựng theo từng địa phương).

Trong trường hợp quá 60 ngày mà Sở Quy hoạch - Kiến trúc (hoặc Sở Xây dựng) không trình UBND cấp tỉnh (thành phố) phê duyệt quy hoạch 1/500 khu đất mà nhà đầu tư sẽ trình thì nhà đầu tư mặc nhiên được phép xây dựng theo đồ án quy hoạch với mật độ tối đa với khu đất ở là 40% diện tích khu đất và nhà liền kề có chiều cao tối đa là 5 tầng và nhà chung cư có chiều cao tối đa là 25 tầng.

Công ty Gia Bảo đã gửi công văn đề nghị tới lãnh đạo Bộ KĐ&ĐT nhiều lần để Bộ KH&ĐT sớm sửa đổi Nghị định 15/2015/NĐ-CP với mục đích góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông; tránh nguy cơ thất thoát hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách Nhà nước… Tuy nhiên, đề nghị của Công ty Gia Bảo đến nay vẫn chưa thực hiện được.

H.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này