Bí mật những “người tình” đồng giới của các vị hoàng đế

15:03 | 12/09/2017
Mặc dù đã có 3 mối tình nổi tiếng trong lịch sử với các mỹ nữ Đậu Y Phòng, Mẫn Nữ, Thận Nữ nhưng mối tình với Đặng Thông khiến Hán văn Đế đến chết vẫn còn lưu luyến...
tin nhap 20170912141409 Bi kịch từ mối tình đồng tính
tin nhap 20170912141409 Không cấm, nhưng chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới
tin nhap 20170912141409 Người đồng giới - vật vã tìm chính mình

Hán Văn Đế và Đặng Thông

Tương truyền, cả đời Hán Văn Đế Lưu Hằng yêu một người đàn ông khác, tên Đặng Thông. Câu chuyện tình bắt đầu từ giấc mơ lên trời của Hán Văn Đế. Ông mơ rằng mình được một người đầu quấn khăn vàng giúp lên đến Nam Thiên Môn khi ông dùng sức 9 trâu 2 hổ cũng không lên được trời. Vua định cảm ơn thì người đàn ông đã đi mất từ lúc nào.

Ngày hôm sau, Hán Văn Đế đi chơi Tây Cung nhìn thấy một người thủy thủ trên thuyền ngự đầu quấn khăn vàng, đai áo được buộc ra phía sau lưng, giống hệt như người Văn Đế thấy trong giấc mộng hôm trước. Gọi tới hỏi mới biết người đó tên là Đặng Thông.

Mối tình của họ ngày càng khăng khít, nồng thắm. Đặng Thông cũng rất yêu và cảm động trước tình cảm vua dành cho mình. Có lần, lưng Hán Văn Đế có nhọt, máu mủ chảy ra liên tục, Đặng Thông chẳng quản ngại đã dùng miệng hút mủ ra cho "người tình". Sự ân cần của Đặng Thông khiến Văn Đế vô cùng cảm động.

Mặc dù đã có 3 mối tình nổi tiếng trong lịch sử với các mỹ nữ Đậu Y Phòng, Mẫn Nữ, Thận Nữ nhưng mối tình với Đặng Thông khiến Hán văn Đế đến chết vẫn còn lưu luyến.

Sau này, Hán Văn Đế đã than rằng: “Đặng Thông còn yêu ta hơn cả thái tử”. Chính câu nói ấy đã khiến thái tử Lưu Khải ôm hận người tình của cha. Sau khi Hán Văn Đế qua đời, Lưu Khải lên ngôi liền bãi miễn chức quan của Đặng Thông, tịch thu tài sản, khiến chàng qua đời trong cảnh đói rét.

Alexandre đại đế và kỵ binh Hephaestion

Hephaestion học cùng Alexandre và một nhóm trẻ em con nhà quý tộc khác ở Macedonia, dưới sự dạy dỗ của Aristotle. Lịch sử chép lại, Alexander dành thời gian ở bên Hephaestion nhiều hơn bất cứ ai, kể cả vợ mình. Từ bé cho tới lớn, hai người luôn dính chặt với nhau, cùng bàn luận chuyện chính trị, quân sự, tương lai…

tin nhap 20170912141409
"Mối tình" của Alexandre và Hephaestion được thể hiện trong bộ phim điện ảnh "Alexandre đại đế"

Một số nhà sử học đã đặt nghi vấn cũng như khẳng định về mối quan hệ đồng tính giữa Alexandre và Hephaestion. Robin Lane Fox viết rằng "những lượm lặt gần đây nhất có thể khẳng định rằng Alexandre có mối quan hệ yêu đương với Hephaiston". Fox còn nói thêm "Sự thực là tình bạn của hai người đàn ông này sâu sắc và thân thiết một cách khác thường." Họ không chỉ dừng lại ở cái nắm tay hay ánh mắt âu yếm mà giữa họ còn có những đêm “chăn gối” cùng nhau.

Mối tình này còn được dân gian Hy Lạp truyền tụng như một trong những tình yêu đồng tính kinh điển với “sự tự nguyện, lòng tin, và xác thịt”. Khi Hephaestion chết, Alexandre khóc thương cho ông ta rất nhiều, không ăn uống gì trong mấy ngày liền và 8 tháng sau đó, Alexandre bất ngờ từ giã cõi đời.

Trần Văn Đế và Hàn Tử Cao

Hàn Tử Cao là người Sơn Âm, Lương Triều, vốn xuất thân từ tầng lớp nghèo hèn, phải mưu sinh bằng nghề khâu giầy. Chuyện rằng, do bị các cô gái suốt ngày kéo tới hiệu giầy mà không ai chịu mua giầy ngoài việc ngắm nhìn dung nhan của mình, Hàn Tử Cao quyết định cùng cha chuyển về quê, tránh xa thị phi chốn đô thành.

Vì thế, họ Hàn tới phủ thái thú để xin giấy thông hành về quê. Lúc bấy giờ, quan thái thú là Trần Tây - người sau này trở thành Trần Văn Đế, đã không khỏi kinh ngạc vì vẻ đẹp lạ lùng của người thanh niên đứng trước mặt mình.

Không giấu được sự ham muốn và tò mò, Trần Tây bước tới trước mặt của Hàn Tử Cao hỏi: “Người đẹp, ngươi có đồng ý theo ta, cùng hưởng vinh hoa phú quý hay không?”. Lúc bấy giờ, Hàn Tử Cao ngước mắt nhìn lên vị tướng quân trẻ tuổi, anh tuấn đang nhìn chăm chăm vào mình và Cao chẳng phải băn khoăn suy nghĩ, gật đầu đồng ý. Khi đó, Hàn Tử Cao mới 16 còn Trần Tây mới tròn 22.

Hai người gắn với nhau như hình với bóng, cả ngày không chịu rời nhau. Hàn Tử Cao lại là một thiên tài, học võ công, cưỡi ngựa bắn tên rất giỏi. Không những vậy, Hàn Tử Cao còn tiến bộ rất nhanh, chỉ một thời gian ngắn sau đó đã trở thành một cao thủ, cùng với Trần Tây xông pha trận mạc, vào sinh ra tử, lập nhiều chiến công. Sử sách viết về Hàn Tử Cao có chép: “Văn thao võ lược, cơ biến vô song”.

Sử sách có ghi chép lại Hàn Tử Cao và Trần Văn Đế tuy giống như đôi bạn thân sống chết có nhau, vào sinh ra tử trên chiến trận, nhưng lại có một mối tình uyên ương tiền tiếp tuyệt đẹp chung tình. Trong lòng Trần Văn Đế, người duy nhất là hoàng hậu chỉ có Hàn Tử Cao.

Năm 566, Trần Văn đế mắc bệnh nặng, nằm liệt trên giường. Một mình Hàn Tử Cao ở bên cạnh hầu thuốc, ngày đêm không rời. Trong khi đó, toàn bộ các phi tần trong hoàng cung đều được lệnh không được làm phiền và phải đứng ở bên ngoài chờ đợi.

Sau khi “người tình” qua đời, vương triều rơi vào tay kẻ khác, Hàn Tử Cao biết mình cũng chẳng sống được bao lâu nên rất an phận, im lặng sống trong góc hậu cung, trốn tránh mọi sự giao tiếp dù mới khoảng 30 tuổi. Không lâu sau Hàn Tử Cao nhận được lệnh chết, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của một trong những đại mỹ nam nổi tiếng nhất Trung Hoa cổ đại.

Diệp Anh (Tổng hợp)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này