Năm học mới 2017 - 2018:

Giáo dục Thủ đô tiếp tục đổi mới để hội nhập

11:42 | 31/08/2017
Thực hiện lời dạy của Bác, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, thời gian qua ngành giáo dục Thủ đô luôn phấn đấu, nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học nên đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, tiếp tục khẳng định vị thế “đầu tàu” của giáo dục Thủ đô so với cả nước.
giao duc thu do tiep tuc doi moi de hoi nhap 5 nhiệm vụ của giáo dục THPT trong năm học mới
giao duc thu do tiep tuc doi moi de hoi nhap Giáo dục Thủ đô tiếp tục khẳng định vị thế đầu tàu

Ngày khai giảng năm học mới sắp tới, lời dạy của Bác Hồ trong “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cách đây 72 năm vẫn vẹn nguyên tính thời sự. Đây cũng là kim chỉ nam cho ngành Giáo dục nỗ lực phấn đấu, thi đua trong dạy và học để đào tạo các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam dần “sánh vai với các cường quốc năm châu” trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng. Quá trình hội nhập vừa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại không ít thách thức cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.

Trong bức thư Bác Hồ viết gửi học sinh nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên (năm 1945) có đoạn: “Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm trời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.

giao duc thu do tiep tuc doi moi de hoi nhap
Niềm vui ngày khai trường. Ảnh minh họa

Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Cũng theo Bác, ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.

Thực hiện lời dạy của Bác, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, thời gian qua ngành giáo dục Thủ đô luôn phấn đấu, nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học nên đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, tiếp tục khẳng định vị thế “đầu tàu” của giáo dục Thủ đô so với cả nước. Cụ thể, Giáo dục mầm non duy trì tốt phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi giảm hơn 1% so với năm học trước. Chất lượng giáo dục tiểu học, trung học được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao, tỷ lệ học sinh xếp loại văn hóa khá, giỏi tăng. Các trung tâm giáo dục thường xuyên - chuyên nghiệp dù có sự thay đổi về cơ chế quản lý (chuyển về các quận, huyện, thị xã) song đã nỗ lực vượt khó khăn, đa dạng hóa hình thức và nội dung học tập.

Cùng với việc Thành phố tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo khi mạng lưới trường, lớp được mở rộng, từng bước kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Ngành giáo dục - đào tạo Thủ đô tiếp tục có bước chủ động hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác và giao lưu quốc tế để thực hiện hiệu quả hơn việc giúp học sinh hội nhập quốc tế thời kỳ mới. Cụ thể, đó là việc thực hiện thí điểm chương trình giáo dục song bằng THPT Việt Nam và A Level của CIE (Anh quốc) tại trường THPT Chu Văn An hay triển khai mở rộng chương trình giáo dục của Cambridge vào đào tạo tại một số trường như Hà Nội - Amsterdam và các trường khác từ năm học mới 2017 - 2018.

Cùng với việc Thành phố tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo khi mạng lưới trường, lớp được mở rộng, từng bước kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Ngành giáo dục - đào tạo Thủ đô tiếp tục có bước chủ động hơn trong việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác và giao lưu quốc tế để thực hiện hiệu quả hơn việc giúp học sinh hội nhập quốc tế thời kỳ mới.

Tích cực hoàn thiện các đề án đăng cai tổ chức thi Olympic quốc tế tại Thủ đô Hà Nội như cuộc thi Toán học Hà Nội mở rộng dành cho học sinh THCS và THPT có sự tham gia của học sinh quốc tế từ năm 2018, đăng cai cuộc thi Olympic Toán và khoa học quốc tế dành cho HS tiểu học lần thứ 16 vào năm 2019…nhằm giúp học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi bạn bè quốc tế. Hay việc tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí và phương pháp tiếp cận chung của khu vực và quốc tế trong xây dựng, cập nhật chương trình và triển khai đào tạo. Khuyến khích các cơ sở giáo dục nhận chuyển giao chương trình tiên tiến của nước ngoài, sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy các môn khoa học ở trường chuyên, trường chất lượng cao…

Cũng trong năm học mới này, Hà Nội quan tâm và chú trọng đến công tác trang bị kỹ năng sống cho học sinh, đặc biệt quan tâm tới giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh. Cụ thể, trong năm học mới này, Hà Nội sẽ tổ chức giảng dạy đại trà tại các trường bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh”, trong đó ưu tiên chính thức đưa vào chương trình chính khóa 4 tiết học về an toàn giao thông ở khối THPT, đồng thời tăng cường xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm. Đây được xem là giải pháp quan trọng của ngành Giáo dục Thủ đô nhằm làm chuyển biến về cả nhận thức và hành vi của học sinh ở lĩnh vực này.

Theo lãnh đạo Sở GD- ĐT Hà Nội, việc tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông không phải bây giờ mới được ngành Giáo dục quan tâm mà từ năm học trước (ngành Giáo dục Hà Nội đã triển khai phong trào thi đua bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2016-2020) với mục tiêu không chỉ nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông mà còn xây dựng nếp văn hóa giao thông cho học sinh Thủ đô…

Thế kỉ 21 là thế kỉ của nền kinh tế tri thức. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và cạnh tranh gay gắt, các quốc gia ngày càng chú trọng đầu tư, phát triển giáo dục. Để không bị bỏ xa so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, ngành giáo dục Việt Nam nói chung và ngành giáo dục Thủ đô nói riêng cần tiếp tục thực hiện các chính sách đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo nhằm phát huy kết quả đạt được trong những năm trước đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại.

Giờ đây, việc học không đơn giản chỉ là dạy và học kiến thức, mà là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học; chú trọng cả dạy chữ, dạy người và dạy nghề cho học sinh. “Cần tăng cường giờ giảng kỹ năng sống, đầu tư giảng dạy các môn thể dục thể thao, tăng cường tri thức, năng lực về văn thể mỹ, âm nhạc, mỹ thuật cho học sinh để phát triển toàn diện, góp phần đào tạo công dân có chất lượng trong thời kỳ hội nhập” - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhấn mạnh chỉ đạo khi tham dự hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học mới 2017-2018 của Sở GD- ĐT Hà Nội mới đây.

Phạm Thảo

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này