​Công điện khẩn chỉ đạo ứng phó mưa lũ, sạt lở đất

16:30 | 14/08/2017
Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vừa có Công điện hỏa tốc số 37/CĐ-TW ngày 13/8 gửi các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Bến Tre, Tiền Giang,... chỉ đạo các biện pháp phòng tránh lũ.
cong die n kha n chi da o u ng pho mua lu sa t lo da t Công điện khẩn chỉ đạo ứng phó đợt mưa lũ mới
cong die n kha n chi da o u ng pho mua lu sa t lo da t Hôm nay (14/8), miền Bắc bước vào đợt mưa lớn
cong die n kha n chi da o u ng pho mua lu sa t lo da t ​Vừa dứt mưa, Hà Nội nóng trên 35 độ

Công điện cho biết, theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa lũ năm 2017 ở đồng bằng sông Cửu Long đến sớm và lớn hơn trung bình nhiều năm. Hiện nay, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại Tân Chầu 3,22m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 2,72m. Trong những ngày tới mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục biến đổi, đến ngày 16/8, mực nước cao nhất tại Tân Châu ở mức 3,2m; tại Châu Đốc ở mức 2,6m.

cong die n kha n chi da o u ng pho mua lu sa t lo da t
Ảnh minh họa. (ảnh: Văn Duẩn)

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, thích nghi và giảm nhẹ thiệt hại do lũ, nhất là sau nhiều năm đồng bằng sông Cửu Long không có lũ sớm, lũ lớn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, thông tin đến các cấp chính quyền, người dân, nhất là vùng thấp, trũng ven sông và chủ đầu tư các công trình trên và ven sông, kênh, rạch để chủ động các biện pháp phòng tránh.

Thứ hai, tăng cường kiểm tra đê bao, bờ bao, hệ thống kênh, rạch đang có diễn biến sạt lở, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở và các khu vực xây dựng nhà ở; gia cố ngay những đoạn đê bao và cống đạp còn thấp; cảnh báo và di dời dân tại khu vực sông có nguy cơ xảy ra sạt lở đến nơi an toàn.

Thứ ba, chủ động thu hoạch diện tích lúa hè thu sớm, nhất là đối với những khu vực thấp, trũng không có đê bao, bờ bao bảo vệ; chủ động bơm tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Thứ tư, xây dựng các kịch bản để chủ động ứng phó với các cấp mực nước, đảm bảo thích nghi, hạn chế thiệt hại.

Thứ năm, Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường quan trắc diễn biến mực nước trên các hệ thống sông vùng đồng bằng sông Cửu Long, hằng ngày báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai và các địa phương để phối hợp thực hiện.

Thứ sáu, các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương, đặc biệt là hệ thống phát thanh, truyền tin ở các ấp, xã, phường tăng thời lượng đưa tin về diễn biến lũ; hướng dẫn kỹ năng cho cộng đồng để chủ động phòng tránh và ứng phó phù hợp.

Thứ bảy, tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai – Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

NC

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này