Chương trình Xây dựng nông thôn mới của Thành phố

Chất và lượng đều đạt

08:45 | 10/08/2017
Với việc hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện thủ tục hồ sơ, trình Trung ương công nhận, Hà Nội sẽ có thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) cùng với Đan Phượng và Đông Anh.
chat va luong deu dat Hà Nội có trên 66% xã đạt chuẩn nông thôn mới
chat va luong deu dat Cả nước có 2.776 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức chiều ngày 8/8, bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM TP Hà Nội cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, toàn TP tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi và thương mại dịch vụ; hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao.

chat va luong deu dat
Mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được áp dụng ở huyện Mê Linh

Đến nay, toàn TP có 46 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, trong đó một số địa phương có nhiều mô hình như Sóc Sơn (8 mô hình), Thanh Oai (7 mô hình), Thanh Trì (6 mô hình), Quốc Oai (5 mô hình)… Nhờ vậy, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tính đến hết năm 2016, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 36 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm còn 3,65%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế có bác sỹ công tác khám chữa bệnh; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tại một số huyện đã được nâng lên, như Đan Phượng đạt 80%; Phú Thọ 80,2%; Chương Mỹ 76%...

Để hoàn thành mục tiêu về xây dựng NTM đã đề ra trong năm 2017, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tăng cường, đa dạng hóa phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, là có chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đến nay, toàn TP có 255/386 xã được công nhận đạt chuẩn NTM (chiếm 66,06%). Trong số 131 xã còn lại, có 93 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 38 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-14 tiêu chí, không còn xã nào đạt dưới 10 tiêu chí. Công tác cấp Giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa đã được các địa phương tập trung thực hiện, tính đến hết tháng 6/2017, toàn TP đã cấp được 611.370/625.257 GCN, đạt 97,8%. Một số địa phương đã hoàn thành 100% như Thường Tín, Phúc Thọ, Thanh Trì, Thạch Thất…

Nguồn lực dành cho chương trình xây dựng NTM tiếp tục được TP quan tâm đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Từ năm 2016 đến nay, TP đã bố trí gần 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với quý I/2017. Cùng với đó, các địa phương huy động gần 1,4 nghìn tỷ đồng vốn xã hội hóa cho chương trình xây dựng NTM. Các quận của Hà Nội cũng thực hiện hỗ trợ các huyện gần 150 tỷ đồng.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết thêm, hiện, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch là 40%. Hiện nay, TP đang xây dựng nhà máy nước mặt sông Đuống, sông Hồng, cùng với đó tiếp tục giao cho các doanh nghiệp để hoàn thiện, đưa vào hoạt động một số trạm cấp nước cục bộ tại một số xã, phấn đấu hết năm 2017 có 50% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, và đến 2020 tỷ lệ này cơ bản đạt 100%. Theo ông Chu Phú Mỹ, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp được Hà Nội đặt lên hàng đầu…

Để hoàn thành mục tiêu về xây dựng NTM đã đề ra trong năm 2017, đòi hỏi các cấp các ngành tiếp tục tăng cường, đa dạng hóa phương pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, là có chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; huy động đa dạng các nguồn lực xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp.

Hoàng Phúc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này