Xe giường nằm hai tầng liên tiếp bị tai nạn và cháy nổ:

Lỗi tại quản không chặt

12:35 | 25/07/2017
Sự xuất hiện của loại xe giường nằm hai tầng với nhiều ưu điểm như tiện nghi, sự thoải mái đang được nhiều hành khách ưa chuộng. Tuy nhiên, thời gian qua liên tiếp xảy ra những sự cố chập cháy và tai nại giao thông (TNGT) đối với loại hình xe này khiến hành khách không khỏi bất an. Vậy đâu là nguyên nhân và đâu là giải pháp để hạn chế những sự cố như vừa qua?
loi tai quan khong chat Hà Tĩnh: Xe giường nằm bốc cháy dữ dội trong đêm
loi tai quan khong chat Tai nạn liên hoàn 3 xe giường nằm: 1 người chết, 7 người bị thương
loi tai quan khong chat Xe giường nằm 'nhồi nhét' khách, 2 lần đâm xe CSGT

Sự cố liên tiếp

Mới đây nhất, vào rạng sáng ngày 19/7, ba chiếc xe khách giường nằm đã va chạm liên hoàn với nhau trên quốc lộ (QL) 1 đoạn qua tỉnh Bình Thuận, vụ tai nạn đã khiến ba người tử vong. Trước đó, một vụ tai nạn thảm khốc cũng với xe khách giường nằm đã xảy ra vào rạng sáng ngày 7/5 ở Gia Lai làm 13 người chết, 34 người bị thương… Không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về TNGT, xe khách giường nằm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ mà vụ thiêu rụi chiếc xe khách giường nằm chiều ngày 15/7 là một ví dụ.

loi tai quan khong chat
Xe khách giường nằm liên tiếp gặp sự cố (Ảnh Laodong)

Theo khảo sát, tại Việt Nam, xe khách giường nằm phổ biến hiện nay là loại 40 hoặc 43 chỗ, trong đó có 2-3 chỗ ngồi của người lái, phụ xe hoặc hướng dẫn viên. Trước đây, loại xe này được dùng nhiều trên các tuyến đường có cự ly khoảng 300 km và thường chạy về đêm nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách lên xe ngủ, sáng hôm sau đến nơi xuống xe đi làm việc luôn. Sau này, khi đã được hành khách dần ưa chuộng, loại xe này được dùng trên cả các tuyến có cự ly liên tỉnh, tuyến Bắc -Nam.

Thực tế, xe giường nằm chi phí đầu tư lớn, tuy nhiên do cạnh tranh gay gắt nên giá vé không chênh nhiều so với xe khách ghế ngồi thông thường. Do đó, để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, các chủ xe đã vận hành tối đa công suất trong khi ít có điều kiện quan tâm bảo dưỡng. Thậm chí, còn sửa đổi các thiết bị điện, khiến chỉ tiêu kỹ thuật của xe không bảo đảm. Có thể nói, sau một thời kỳ các doanh nghiệp vận tải đầu tư theo phong trào, phát triển rầm rộ, xe khách giường nằm hai tầng đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý trong cả khai thác và vận hành, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông.

Vì đâu cháy, nổ?

Đánh giá về xe giường nằm hai tầng, theo nhiều chuyên gia, điểm hạn chế lớn nhất của loại xe này là chiều cao và trọng tâm xe quá khổ gây nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông, nhất là khi chạy với tốc độ cao, vào cua hoặc có độ dốc lớn. “Công tác đăng kiểm chỉ kiểm tra xe đáp ứng về mặt kỹ thuật, có thể máy tốt, phanh tốt, nhưng quá trình vận hành với tốc độ cao trên đường thì cũng không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra” – chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông cho hay.

Nói rõ hơn về điều này, chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy cho hay, trên thực tế, các điều kiện vận hành của xe khách giường nằm chạy đêm rất khác so với xe khách thông thường. Xe giường nằm khi chúng ta cho người lên thì trọng tâm được nâng lên cao, khi trọng tâm lên cao thì tạo ra mô văng lệch, độ lệch này mạnh nhất khi đi qua những đoạn đường cong, dẫn đến có thể gây đổ, lật xe. Bên cạnh đó, do có trọng lượng nặng, như thực tế trong những ngày lễ Tết vừa qua có những xe chở đến 70, 80 người nên lực quán tính của xe giường nằm là rất lớn, điều này dễ dẫn đến tình trạng mất tay lái, mất phanh ở những đường đèo dốc lớn. Do đó, xe giường nằm không phù hợp chạy các đường đèo dốc.

Đồng quan điểm với chuyên gia Thủy (ngoại trừ yếu tố vận chuyển các vậy liệu dễ cháy nổ mà không ai kiểm soát- PV), nhiều chuyên gia bổ sung thêm: Thực tế, có nhiều xe khách giường nằm tự ý thay đổi kết cấu hệ thống điện, đấu nối thêm dàn đèn trang trí, bảng hiệu, ti vi, đầu DVD… dẫn đến quá tải về điện gây chập cháy. Công suất thiết kế của nhà sản xuất một đàng, nhà xe tự thiết kế một nẻo, dẫn đến quá tải chậm, cháy nổ là chuyện đương nhiên. Khi đã chập, cháy nổ thì độ bùng phát rất nhanh, trong khi đó cửa lên xuống đều điều khiển bằng hệ thống điện, nên khi cháy hành hành không thể thoát được ra ngoài.

Làm thế nào để kiểm soát?

Theo các chuyên gia, lỗi lớn nhất là hiện nay vẫn chưa có quy định xử phạt về các lỗi tự ý lắp đặt thêm hệ thống điện trên xe. Cùng lắm, lực lượng chức năng chỉ xử phạt xe lắp đặt thêm ghế ngồi hoặc giường nằm, thiếu bình chữa cháy, thiết bị giám sát hành trình, lối thoát hiểm… điều này đã không đảm bảo an toàn cho loại phương tiện này. Do đó, với hạ tầng đường xá không ổn định, và chưa kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ của chủ xe, lái xe khi chở quá tải, thời gian lái xe liên tục phương tiện này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn giao thông thì chỉ nên cho phép chạy tuyến dưới 500 km và hạn chế tối đa các tuyến có đường đèo dốc.

Và để hạn chế những tai nạn đáng tiếc các chuyên gia đề nghị Bộ GTVT phải có quy định về những cung đường nào xe giường nằm hai tầng được hoạt động; các nhà sản xuất phải chứng minh với cơ quan quản lý Nhà nước về mặt kỹ thuật khi lưu thông trên đường là an toàn. Đồng thời, cũng như xây dựng nhà cao tầng, để được vận hành tất cả các xe giường nằm hai tầng phải có “giấy thông hành” về độ an toàn phòng cháy, chữa cháy do cơ quan Phòng cháy- Chữa cháy cấp.

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy cho hay, trên thực tế, các điều kiện vận hành của xe khách giường nằm chạy đêm rất khác so với xe khách thông thường. Xe giường nằm khi chúng ta cho người lên thì trọng tâm được nâng lên cao, khi trọng tâm lên cao thì tạo ra mô văng lệch, độ lệch này mạnh nhất khi đi qua những đoạn đường cong, dẫn đến có thể gây đổ, lật xe. Bên cạnh đó, do có trọng lượng nặng, như thực tế trong những ngày lễ Tết vừa qua có những xe chở đến 70, 80 người nên lực quán tính của xe giường nằm là rất lớn, điều này dễ dẫn đến tình trạng mất tay lái, mất phanh ở những đường đèo dốc lớn. Do đó, xe giường nằm không phù hợp chạy các đường đèo dốc.

Đồng quan điểm với chuyên gia Thủy (ngoại trừ yếu tố vận chuyển các vật liệu dễ cháy nổ mà không ai kiểm soát- PV), nhiều chuyên gia bổ sung thêm: Thực tế, có nhiều xe khách giường nằm tự ý thay đổi kết cấu hệ thống điện, đấu nối thêm dàn đèn trang trí, bảng hiệu, ti vi, đầu DVD… dẫn đến quá tải về điện gây chập cháy. Công suất thiết kế của nhà sản xuất một đàng, nhà xe tự thiết kế một nẻo, dẫn đến quá tải chập, cháy nổ là chuyện đương nhiên.

Tuấn Dũng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này