Hội thi “Văn hóa công sở” trong CBCNVC cơ quan LĐLĐ Thành phố:

Cách tuyên truyền bằng hình ảnh dễ hiểu nhất

16:08 | 21/07/2017
Hôm nay (21/7) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, cơ quan LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức hội thi “Văn hóa công sở” trong cán bộ công chức, viên chức, lao động. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của sự kiện này, PV báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố, Chủ tịch Công đoàn cơ quan LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng.
cach tuyen truyen bang hinh anh de hieu nhat Tây Hồ: Tổ chức Hội thi “Văn hoá công sở” trong CNVCLĐ
cach tuyen truyen bang hinh anh de hieu nhat Hội thi “Văn hóa công sở” quận Long Biên: Điểm sáng cần nhân rộng

PV: Xin Phó Chủ tịch cho biết mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức hội thi “Văn hóa công sở” trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan LĐLĐ Thành phố?

Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng: Thực hiện chỉ đạo của LĐLĐ Thành phố về tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 522/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 của UBND Thành phố ban hành “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội”, thời gian qua Công đoàn cơ quan LĐLĐ Thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai Quy tắc ứng xử đến các đơn vị trực thuộc với nhiều hình thức phong phú, đa dạng…

cach tuyen truyen bang hinh anh de hieu nhat
Đội Báo Lao động Thủ đô hăng say tập luyện. Ảnh: Minh Phương

Tuy nhiên, để các Quy tắc ứng xử đi sâu vào cuộc sống, biến những quy định, những câu chữ trong các văn bản trở nên dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, tạo sức lan tỏa lớn tới tất cả đoàn viên công đoàn, công nhân viên chức lao động rất cần một hình thức tuyên truyền sinh động, hiệu quả hơn.

Và hội thi “Văn hóa công sở” với hình thức sân khấu hóa chính là hình thức tuyên truyền như vậy. Đây chính là lý do và cũng là mục đích hướng tới của Hội thi “Văn hóa công sở” trong cán bộ công chức, viên chức, người lao động cơ quan LĐLĐ Thành phố.

Hội thi “Văn hóa công sở” trong cán bộ công chức, viên chức, người lao động cơ quan LĐLĐ Thành phố gồm những phần thi nào, thưa Phó Chủ tịch?

Hội thi “Văn hóa công sở” trong cán bộ công chức, viên chức, người lao động cơ quan LĐLĐ Thành phố bao gồm 3 phần. Phần thứ nhất, các thí sinh trình diễn thời trang công sở gắn với màn chào hỏi, giới thiệu về cơ quan, đơn vị mình; Phần thứ hai, các thí sinh thi hùng biện theo nội dung câu hỏi của Ban tổ chức, xoay quanh các vấn đề như thực hiện “Năm kỷ cương hành chính” và Quyết định “522/QĐ-UBND” của UBND Thành phố; Chỉ t hị 05 của Bộ Chính chị, Quy chế văn hóa công sở; thực hiện nếp sống văn hóa công nghiệp cũng như những yêu cầu của kỷ cương hành chính; nếp sống văn hóa đô thị; Phần thứ ba, các thí sinh thi năng khiếu với các tiết mục kịch và hát đồng ca xoay quanh chủ đề ca ngợi Đảng, quê hương, đất nước, con người Việt Nam, các vấn đề về thực hiện “Năm Kỷ cương hành chính”; thực hiện Chỉ thị 05, Quyết định 522 vvv…

Với hình thức thi sân khấu hóa như vậy, tôi cho rằng các thí sinh sẽ có dịp trổ tài không chỉ với kiến thức, sự hiểu biết về những kiến thức liên quan văn hóa ứng xử mà còn thể hiện tài năng, năng khiếu của mình, được trải nghiệm những giây phút thăng hoa trên sân khấu. Còn với các khán giả, chắc chắn cũng sẽ có những giây phút thư giãn thoải mái khi chứng kiến những màn diễn sinh động.

Với mục đích, ý nghĩa hết sức thiết thực và nội dung thi hấp dẫn như vậy, hội thi đã được các đơn vị đón nhận và triển khai như thế nào, thưa Phó Chủ tịch?

Ngay từ khi cơ quan LĐLĐ Thành phố phát động, Hội thi đã được lãnh đạo, BCH CĐCS và cán bộ công chức, viên chức người lao động các đơn vị đón nhận, hưởng ứng tích cực. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan LĐLĐ Thành phố đã căn cứ vào kế hoạch của cơ quan LĐLĐ TP, xây dựng chương trình dự thi của đơn vị mình, lựa chọn thành viên, thành lập đội thi, xây dựng kịch bản và hào hứng tập luyện.

Thậm chí, lãnh đạo một số đơn vị đã trực tiếp xây dựng kịch bản, tham gia đội thi, chẳng hạn như ở báo Lao động Thủ đô, Phó Tổng biên tập Nguyễn Mẫn Nhuệ là người trực tiếp xây dựng kịch bản và tham gia vào đội thi với các cán bộ, nhân viên cơ quan.

Qua trao đổi với lãnh đạo các đơn vị cho thấy, Hội thi mang lại hiệu quả tuyên truyền sâu sắc ngay từ quá trình tập luyện khi mà thành viên các đội thi được ôn đi ôn lại lý thuyết cũng như thực hành nhiều lần về những nội dung liên quan văn hóa công sở. Đến nay, 15/15 đơn vị trực thuộc cơ quan LĐLĐ Thành phố đều tham gia dự thi, qua đó Ban Tổ chức thành lập thành 7 đội tham gia Hội thi.

Công tác tổ chức được chuẩn bị chu đáo, các đội thi tập luyện kỹ càng, vậy Phó Chủ tịch có kỳ vọng gì về hiệu quả mà hội thi mang lại?

Như tôi đã nói ở trên, Hội thi được tổ chức như một sự sáng tạo trong cách thức tuyên truyền nội dung “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội” đến các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan LĐLĐ Thành phố.

Vì thế, tôi kỳ vọng, từ hội thi, mục tiêu đưa bộ Quy tắc ứng xử dễ dàng vào cuộc sống, biến những quy định, những câu chữ trong các văn bản trở nên dễ hiểu, nhớ và dễ thực hiện, tạo sức lan tỏa lớn sẽ đạt hiệu quả.

Và quan trọng hơn, thông qua Hội thi, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan LĐLĐ Thành phố sẽ thấm sâu những nội dung của Quy tắc ứng xử, tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, giao tiếp, ứng xử trong công việc thường ngày, góp phần phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Xin trân trọng cảm ơn Phó Chủ tịch!

Phạm Diệp (thực hiện)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này