Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thương binh, liệt sĩ

16:43 | 14/07/2017
Đó là chủ đề Hội thảo báo chí do Tạp chí Lao động- Xã hội phối hợp với Cục Người có công (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) và Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng tổ chức sáng 14/7.
chu tich ho chi minh voi cong tac thuong binh liet si 75 gia đình chính sách, người có công được khám sức khỏe
chu tich ho chi minh voi cong tac thuong binh liet si Công bố Logo chính thức kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
chu tich ho chi minh voi cong tac thuong binh liet si Bộ LĐTBXH xác nhận mới 5.600 trường hợp người có công

Giá trị và sức lan tỏa của bức thư

Tại hội thảo, TS Nguyễn Xuân Trung- Phó Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh đã trình bày về nội dung và ý nghĩa của bức thư Bác Hồ gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”. Hoàn cảnh ra đời của bức thư Bác Hồ gửi Ban thường trực của Ban Tổ chức ngày “Ngày Thương binh toàn quốc” cũng gắn liền với sự kiện ra đời “Ngày thương binh toàn quốc” được tổ chức lần đầu vào ngày 27/7/1947 (năm 1955 được đổi tên thành Ngày thương binh, liệt sĩ).

chu tich ho chi minh voi cong tac thuong binh liet si
Ths Bùi Đức Tùng – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lao động xã hội phát biểu tại hội thảo

Đến nay, tròn 70 năm đã trôi qua, nhưng những điều Bác Hồ viết trong bức thư đó vẫn còn nguyên giá trị, nguyên vẹn tình cảm, ân nghĩa của Người đối với các thương binh, liệt sĩ – những người đã hy sinh thân mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

“70 năm đã trôi qua, bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban thường trực của Ban tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Bác, của Đảng và Chính phủ đối với những người đã hy sinh hết mình vì Tổ quốc. Bằng một cuộc phát động nhỏ là nhịn ăn một bữa để ủng hộ thương binh nhưng hiệu ứng và sức lan tỏa trong cộng đồng xã hội là rất lớn. Vì thế mà từ sau ngày Bác viết thư, phong trào đền ơn đáp nghĩa diễn ra ngày càng rầm rộ và phổ biến, toàn dân coi ngày 27/7 như ngày lễ tri ân những người hy xương máu của mình vì Tổ quốc”- TS Nguyễn Xuân Trung nhấn mạnh.

Chính sách với người có công dần hoàn thiện

70 năm đã trôi qua, đến nay, chính sách ưu đãi người có công đang dần được hoàn thiện. Ông Nguyễn Duy Kiên - Phó Cục trưởng Cục Người có công cho biết: Hệ thống văn bản pháp luật về ưu đãi người có công hiện hành đã đáp ứng và cơ bản thể chế hóa được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo, trợ giúp người có công và tạo điều kiện để người có công tiếp tục vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

chu tich ho chi minh voi cong tac thuong binh liet si
Ông Nguyễn Duy Kiên - Phó Cục trưởng Cục Người có công tham luận tại hội thảo

Hiện nay, hàng năm ngân sách Nhà nước dành gần 30.000 tỷ đồng để thực hiện chế độ ưu đãi nhằm không ngừng chăm lo đến đời sống của người có công với cách mạng; 97% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; 96,5% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công...

Công tác xác nhận người có công với cách mạng thời gian qua đã được chú trọng. Ông Đỗ Đăng Khoa- Trưởng Phòng Chính sách 1, Cục người có công cho biết: Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, đến nay, cả nước đã xác nhận trên 1,1 triệu liệt sĩ; trên 127.000 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; gần 1.300 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; gần 600.000 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; gần 185.000 bệnh binh...Về cơ bản, tuyệt đại đa số người có công đã được xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi.

Để làm tốt hơn nữa công tác xác nhận người có công với cách mạng, ông Đỗ Đăng Khoa khẳng định: Công tác giải quyết tồn đọng vẫn phải tiếp tục được thực hiện nhưng phải đảm bảo chặt chẽ ở mức độ nhất định. Năm 2017, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành là tập trung rà soát, giải quyết những hồ sơ người có công đang tồn đọng ở địa phương.

Tại Hội thảo, các chuyên gia và đại diện cơ quan báo chí cũng trình bày các tham luận, làm rõ hơn tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thương binh, liệt sĩ; hoạt động truyền thông về công tác thương binh- liệt sĩ trên các phương tiện thông tin đại chúng...

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này