Thị trường cherry nhập khẩu:

Nguy cơ trà trộn hàng giá rẻ

10:23 | 12/07/2017
Giữa ma trận về nguồn gốc của trái cây nhập khẩu hiện nay, các chuyên gia khuyến cáo, để phân biệt chính xác về nguồn gốc xuất xứ, ngoài cảm quan ban đầu thì người tiêu dùng có thể căn cứ vào quy luật mùa vụ để tránh mua nhầm hàng nhái, hàng kém chất lượng.
tin nhap 20170712092936 Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cherry vốn là loại trái cây được người tiêu dùng ưa chuộng. Với mức giá khá đắt đỏ nên sản phẩm này hầu như chỉ được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng chuyên cung cấp trái cây nhập khẩu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại các chợ truyền thống cho đến chợ online, xuất hiện nhiều đầu mối bán cherry giá rẻ với mức giá chỉ trên 100.000 đồng/kg khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại về nguy cơ bị “trà trộn” khi mua sản phẩm này.

tin nhap 20170712092936
Cherry nhập ngoại dù có thời điểm “ hạ nhiệt” nhưng giá cũng không dưới 300 ngàn/kg.

Theo khảo sát của phóng viên, tại hệ thống Klever Fruit, chuỗi cửa hàng hoa quả nhập khẩu này đang bày bán cherry đỏ Mỹ với mức giá 399.000 đồng/kg. Còn tại siêu thị Big C Việt Nam, giá khuyến mại vào mỗi dịp cuối tuần cho chery Mỹ, Canada dao động từ 215.000 – 310.000 đồng/kg. Thậm chí, nhiều chương trình khuyến mại lớn với cherry New Zealand thì giá cũng không dưới 500.000 đồng/kg cho size (kích cỡ) trung bình. Thậm chí, cherry New Zealand size lớn thì hầu như không mấy khi có chương trình giảm giá. Trong khi đó, thời gian gần đây, cherry từ Trung Quốc luôn có mức giá bằng một nửa, thậm chí là một phần tư so với cherry nhập từ Mỹ và các nơi khác khiến nhiều người không tránh khỏi băn khoăn khi mua hàng.

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm - Trường đại học Bách khoa Hà Nội) cũng đưa ra cảnh báo thêm cho người tiêu dùng một số nhận biết cơ bản khi mua sản phẩm, đó là việc nắm quy luật mùa vụ. Ví dụ như thời điểm cuối mùa đông kéo dài đến sau tết Dương lịch sẽ là mùa cherry Úc còn cherry Mỹ và Canada thì từ tháng Năm đến tầm giữa cuối tháng Tám hàng năm. Vì vậy, để kiểm tra độ xuất xứ thật của cherry, người mua có thể dùng cách hỏi người bán về xuất xứ. Nếu người bán giới thiệu xuất xứ “trái vụ” thì nên xem lại uy tín của nơi bán hàng này.”

Quả thật, những lo ngại trên của hầu hết người tiêu dùng ưa chuộng trái cherry là hoàn toàn có cơ sở bởi trên thực tế rất khó phân biệt cherry Trung Quốc nếu căn cứ vào hình dạng, kích cỡ để nhận biết sự khác biệt về nguồn hàng nhập từ các nước. Theo chị Thúy Nga - một người chuyên cung cấp trái cây nhập ngoại khá uy tín cho biết, cherry bán tại Việt Nam chủ yếu được nhập từ Mỹ, Canada, Chile, Úc, Newzealand, Trung Quốc. Xét về hình thức bên ngoài cũng như chất lượng thì mã cherry của Mỹ nhìn đỏ thẫm hơn một chút nhưng nếu khách thích nuột nà thì nên chọn cherry của Canada, Úc. Về chất lượng thì những loại cherry này đều ngon ngọt như nhau. Tuy nhiên chị Nga cũng cảnh báo, chính những loại cherry mà mã ngoài có phần tươi tắn hơn là loại dễ bị trà trộn cherry Trung Quốc.

Trước những lo ngại của người tiêu dùng về việc dễ mua nhầm hàng bị trà trộn, chị Nga cho rằng, người mua chỉ có thể phân biệt được nhờ kinh nghiệm cũng như khẩu vị tinh ý của bản thân. Theo đó, khiăn chery có xuất xứ từ Trung Quốc có vị hơi chua, xốp, lợ miệng. Cherry Mỹ,Úc, Canada… khi ăn giòn, ngọt, thơm và thanh mát. Vì thế, theo chị Nga, để mua được trái cherry đúng là hàng nhập khẩu từ Mỹ – Úc – Canada hay Newzealand, người tiêu dùng cần mua ở những nơi chứng minh được nguồn gốc nhập khẩu qua giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm (có ghi rõ ngày tháng lô hàng xuất đi từ nước nào và đến thành phố nào ở Việt Nam). “Riêng với thị trường cherry nói riêng và hoa quả nhập ngoại nói chung được bán trên mạng thì điều này sẽ hơi khó vì phần lớn nguồn hàng cherry bán online hiện nay đang là hàng xách tay. Vì thế, chất lượng của sản phẩm thông qua nguồn này đều phụ thuộc vào tâm người bán mà thôi.” – chị Nga cho biết thêm.

Còn theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm - Trường đại học Bách khoa Hà Nội) cũng đưa ra cảnh báo thêm cho người tiêu dùng một số nhận biết cơ bản khi mua sản phẩm, đó là việc nắm quy luật mùa vụ. Ví dụ như thời điểm cuối mùa đông kéo dài đến sau tết Dương lịch sẽ là mùa cherry Úc còn cherry Mỹ và Canada thì̀ từ tháng Năm đến tầm giữa cuối tháng Tám hàng năm. Vì vậy, để kiểm tra độ xuất xứ thật của cherry, người mua có thể dùng cách hỏi người bán về xuất xứ. Nếu người bán giới thiệu xuất xứ “trái vụ” thì nên xem lại uy tín của nơi bán hàng này.”

Tuệ Liên

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này