Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nói về nghề báo

17:25 | 21/06/2017
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là vị tướng tài ba, Người đã có công rất lớn làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mà còn là một nhà báo cách mạng xuất sắc. Mỗi tác phẩm của ông đều thẫm đẫm tình yêu nước nồng nàn, tính nhân văn sâu sắc…
co dai tuong vo nguyen giap noi ve nghe bao Phim về Đại tướng Võ Nguyên Giáp công chiếu dịp 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến
co dai tuong vo nguyen giap noi ve nghe bao Tác giả Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tặng bằng khen

Năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Hội Nhà báo Việt nam tặng Huy chương “Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam”. Nhân dịp này, Đại tướng tâm sự: “Nghề báo là một nghệ thuật đầy hứng thú. Sau này khi đã chuyển qua công tác quân sự, tôi thấy làm một số báo cũng như tổ chức một trận đánh hiệp đồng.

co dai tuong vo nguyen giap noi ve nghe bao
Nhà báo cách mạng Võ Nguyên Giáp.

Đó là công việc luôn luôn khẩn trương. Phải phát hiện kịp thời...; Yêu cầu, tâm lý đa dạng và thường xuyên thay đổi của bạn đọc, nguyện vọng sâu xa của nhân dân, để biết mình phải làm gì”

Tác phẩm đầu tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bài “Đả đảo tên bạo chúa ở trường Quốc học”, được viết vào cuối tháng 7/1927, gửi tờ báo L’Annam, xuất bản bằng tiếng Pháp ở Sài Gòn, nhưng không được đăng. Năm 1929, Ông vào làm biên dịch tin tức cho báo Tiếng dân do cụ Huỳnh Thúc Kháng là Chủ nhiệm.

“Nghề báo là một nghệ thuật đầy hứng thú. Sau này khi đã chuyển qua công tác quân sự, tôi thấy làm một số báo cũng như tổ chức một trận đánh hiệp đồng.

Đó là công việc luôn luôn khẩn trương. Phải phát hiện kịp thời...; Yêu cầu, tâm lý đa dạng và thường xuyên thay đổi của bạn đọc, nguyện vọng sâu xa của nhân dân, để biết mình phải làm gì”

Lần theo bút danh của Người, người ta tìm thấy 27 bài đăng trên 36 số báo Tiếng dân, về các vấn đề: Vũ trụ luận; triết học; mâu thuẫn xã hội trong chế độ nô lệ phong kiến; về nền nghệ thuật học bình dân, kinh tế... theo tư tưởng Mác- Xít, với bút danh Vân Đình. Đàm luận về tình hình thế giới, Ông có chín bài chuyên luận sâu...

Qua những bài bình luận sắc sảo của Ông viết về các vấn đề quốc tế, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, giáo dục..., chứng tỏ tác giả có khối lượng kiến thức sâu rộng về nhiều mặt, bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy khoa học, cách mạng. Các bút danh của Võ Nguyên Giáp viết trên báo Tiếng dân mang tên: Vân Đình, Hải Thanh... Có thể tính chặng đường làm báo của người thanh niên sinh viên Võ Nguyên Giáp bắt đầu từ bài viết ngày 28/9/1929. Khi đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới 18 tuổi.

Sau khi bị bắt, bị tù hơn một năm (1930-1931) và bị cấm làm báo tại Huế, Người “ngưng bút” khoảng gần 6 năm, rồi lại chói sáng trở lại trên mặt trận báo chí những năm 1936 -1939. Cho đến năm 1936, ông cùng với Giáo sư Đặng Thai Mai và các giáo sư Trường Thăng Long lập ra tờ Hồn trẻ. Sau đó bị thực dân Pháp đóng cửa khi ra được 12 số.

Tháng 5/1940, cùng với Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp được Xứ ủy Bắc kỳ điều sang Vân Nam, Trung Quốc. Ở đây Nhà báo cách mạng Võ Nguyên Giáp cơ duyên lại được hoạt động và làm báo cùng với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Giai đoạn Cách mạng 1941-1945, ngoài việc đảm nhiệm trọng trách quân sự cho Tổng khởi nghĩa, nhưng Ông vẫn hoàn thành xuất sắc công tác tuyên truyền của một nhà báo cách mạng, bằng việc cho ra đời tờ báo viết tay mang tên Tiếng súng reo. Tiếp theo là tờ Nước Nam mới của khu giải phóng và báo Quân giải phóng.

Trên tờ Quân giải phóng, Ông viết mang bút danh Trí Dũng. Từ 2/9/1945 đến những cột mốc lịch sử (1954; 1975), những bài viết của Nhà báo Võ Nguyên Giáp nghiêng về truyền đạt đường lối, chỉ đạo chiến lược chiến thuật... Tổng kết rút kinh nghiệm, đề ra phương châm tác chiến; đường lối xây dựng lực lượng võ trang, xây dựng hậu phương, về công tác Đảng, chiến sự trong quân đội.

Tiếp theo trong suốt từng chặng đường lịch sử của cách mạng Việt nam, thời kỳ đổi mới Nhà báo Võ Nguyên Giáp vẫn có những bài viết đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của nước nhà. Đơn cử như bài: Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà, trên báo Sài Gòn giải phóng, ra ngày 10/9/2007, gây ảnh hưởng lớn trong dư luận, khi tác giả đã ở tuổi 97.

Phong cách làm báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là gần dân, phản ánh kịp thời, chân thực ý nguyện của nhân dân, với văn phong trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.Về Nghề báo đại tướng viết: “Thời điểm ra báo là quan trọng. Khó hơn là làm nghệ thuật. Nghĩa là làm báo phải đúng lúc, chính xác, chặt chẽ, đem lại hiệu quả cao cho bạn đọc...”. Những vấn đề ông viết là những chuyên luận xuất sắc, nhưng không vì thế mà cứng nhắc, khô khan. Văn phong trong những bài báo của Đại tướng trong sáng, câu văn khúc triết, từ ngữ được dùng rất chuẩn xác.

Nhân dịp Kỷ niệm 92 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, những người làm báo hôm nay nguyện học tập tinh thần, văn phong, tư tưởng, tôn chỉ, mục đích..., tính nhậy bén, kịp thời, nhân văn, trung thực, chính xác, sắc bén, khúc triết, trong sáng, gần gũi trong phong cách làm báo của Nhà báo cách mạng- Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng như những nhà báo xuất sắc, lãnh đạo của Đảng để tiếp tục cống hiến tốt hơn cho sự nghiệp vẻ vang của Báo chí cách mạng nước nhà!

Phương Hùng Vỹ - T.Liên

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này