Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở

Nhiều kết quả đáng khích lệ

18:03 | 13/06/2017
Thời gian qua, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Hà Nội được các cấp ủy Đảng, chính quyền rất quan tâm và đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.
nhieu ket qua dang khich le Huyện Mỹ Đức: Phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ tư pháp
nhieu ket qua dang khich le Hiểu về pháp luật lao động để được đảm bảo quyền, lợi ích và nghĩa vụ

Về công tác hòa giải ở cơ sở, mô hình hòa giải "5 tốt" là mô hình được Sở Tư pháp phối hợp với Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố hướng dẫn các quận, huyện, thị xã trong Chương trình Đề án II về phòng, chống tội phạm.

nhieu ket qua dang khich le
Buổi tọa đàm “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên”

Mô hình này được thí điểm từ năm 2002, sau đó được nhân rộng đến tất cả các xã, phường, thị trấn của Hà Nội khi chưa mở rộng. Mô hình hòa giải 5 tốt có 5 tiêu chí: Phát hiện vụ việc kịp thời tốt; Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác hòa giải ở cơ sở tốt; Tổ chức hòa giải thành từ 80% trở lên vụ việc mâu thuẫn phát sinh; Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho hòa giải ở cơ sở.

Thực tế cho thấy, khi triển khai mô hình này, công tác hòa giải ở cơ sở đã được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nên phong trào thi đua các quận, huyện, thị xã trong xây dựng mô hình hòa giải 5 tốt và là động lực cho các hòa giải viên tích cực thực hiện công tác hòa giải nhằm đạt danh hiệu Tổ hòa giải 5 tốt.

Về phía Sở Tư pháp cũng đã tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên” trong giai đoạn hiện nay”.

Tọa đàm nhằm thống nhất xây dựng mô hình hòa giải 5 tốt để triển khai nhân rộng trên toàn thành phố; Đưa ra các tiêu chí đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở cấp xã, huyện và hòa giải viên tiêu biểu nhằm động viên, khen thưởng. Đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên. Nghiên cứu xây dựng mô hình mới, các cách làm sáng tạo, hiệu quả cao để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tập trung cho đối tượng thanh thiếu niên tự do, có hoàn cảnh khó khăn…

Tuy nhiên, sau khi Hà Nội được mở rộng năm 2008 theo Nghị quyết 15 của Quốc hội cũng như thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở từ năm 2014 đến nay thì chưa có văn bản nào hướng dẫn về mô hình hòa giải 5 tốt. Vì vậy, việc thực hiện mô hình hòa giải 5 tốt trên địa bàn Thành phố không được thực hiện đồng đều ở các quận, huyện, thị xã.

Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở ngày 30/5/2017 cũng đã chỉ ra kết quả: Tỷ lệ số hòa giải viên được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đạt tỷ lệ trong năm khoảng 75%; Tỷ lệ hòa giải thành toàn thành phố đạt 80,6%; Tỷ lệ xã, phường, thị trấn thực hiện hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở là 65%.

Bên cạnh đó, để có thể đánh giá, khen thưởng đơn vị cấp xã, cấp huyện thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì pháp luật hòa giải ở cơ sở chưa có quy định cụ thể cũng như chưa có tiêu chí đánh giá hòa giải viên tiêu biểu… Để đảm bảo sự thống nhất xây dựng mô hình hòa giải 5 tốt để triển khai và nhân rộng trên địa bàn Thành phố, Sở Tư pháp đã đưa ra những tiêu chí đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở với các nội dung về mô hình tổ hòa giải, tiêu chí đánh giá đơn vị cấp xã, cấp huyện thực hiện tốt công tác hòa giải, hòa giải viên tiêu biểu.

Về phía Sở Tư pháp cũng đã tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, tuyên truyền pháp luật cho thanh thiếu niên” trong giai đoạn hiện nay”. Tọa đàm nhằm thống nhất xây dựng mô hình hòa giải 5 tốt để triển khai nhân rộng trên toàn thành phố; Đưa ra các tiêu chí đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở cấp xã, huyện và hòa giải viên tiêu biểu nhằm động viên, khen thưởng.

Đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên. Nghiên cứu xây dựng mô hình mới, các cách làm sáng tạo, hiệu quả cao để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên tập trung cho đối tượng thanh thiếu niên tự do, có hoàn cảnh khó khăn…

H.Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này