Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV:

Cơ quan nào bảo vệ người tố cáo?

10:46 | 30/05/2017
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) Khóa XIV bắt đầu tuần làm việc thứ hai.Trong ngày làm việc 29/5, QH nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tố cáo (sửa đổi); thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi). 
co quan nao bao ve nguoi to cao Dự thảo Luật tố cáo có chấp nhận đơn nặc danh?
co quan nao bao ve nguoi to cao Người tố cáo tham nhũng được thưởng tối đa 5 tỉ đồng
co quan nao bao ve nguoi to cao Người tố cáo muốn bảo mật thông tin cá nhân

Các quy định bảo vệ người tố cáo còn chung chung

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Pháp luật nhất trí về sự cần thiết sửa đổi Luật Tố cáo nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập như Tờ trình của Chính phủ đã nêu.

co quan nao bao ve nguoi to cao
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật tố cáo (sửa đổi)

Tuy nhiên, về vấn đề bảo vệ người tố cáo, Ủy ban Pháp luật cũng đánh giá, hiện các quy định này vẫn còn chung chung, chưa xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo; chưa làm rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác này; chưa đánh giá tác động của quy định này về phương thức, biện pháp bảo vệ, về nguồn nhân lực, kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo vệ người tố cáo.

Bên cạnh đó, Báo cáo thẩm tra dự án Luật tố cáo (sửa đổi) cũng nêu rõ, về hình thức tố cáo (Điều 20), đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung thêm các hình thức tố cáo khác như tố cáo qua bản fax, email, điện thoại, qua mạng thông tin điện tử… vì đây là các hình thức thông tin tiện lợi, phổ biến hiện nay.

Nhưng với những đơn tố cáo nặc danh (đơn tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ người tố cáo), hầu hết thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với dự thảo Luật là không quy định về giải quyết đối với đơn tố cáo nặc danh. Bởi tố cáo là quyền của công dân, để thực hiện quyền thì công dân phải nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu cố tình tố cáo sai sự thật.

Nếu quy định tiếp nhận và giải quyết đối với đơn tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý thông tin giải quyết tố cáo, gây tốn kém chi phí của nhà nước, dễ xảy ra tình trạng lợi dụng quy định để tố cáo tràn lan, sai sự thật...

Liên quan đến Điều 21 quy định về việc rút tố cáo, đa số ý kiến tán thành việc bổ sung quy định “rút tố cáo”, bởi vì tố cáo là quyền của công dân. Do đó, người tố cáo nhận thấy việc tố cáo không có căn cứ hoặc họ không muốn tiếp tục thực hiện quyền tố cáo thì việc chấp thuận cho họ rút đơn là cần thiết.

Tuy nhiên, cần bổ sung quy định tuy người tố cáo đã rút đơn, nhưng trong quá trình xem xét, giải quyết nếu thấy việc tố cáo là có căn cứ thì cơ quan, người có thẩm quyền vẫn có trách nhiệm kiểm tra, xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật…

Công khai tài sản công và người dân phải được giám sát

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) gồm 10 chương, 135 điều, quy định về quản lý nhà nước đối với tài sản công; chế độ quản lý, sử dụng tài sản công; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải nêu rõ, UBTVQH nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi luật và đề nghị đổi tên luật thành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đồng thời, đề nghị cần quy định rõ việc xây dựng luật phải bảo đảm phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát tài sản của nhân dân. Về công khai tài sản công, UBTVQH đề nghị cần quy định rõ về công khai, niêm yết các nội dung liên quan đến tài sản như: công khai ở đâu, địa điểm nào.

Liên quan đến việc công khai thông tin tài sản công, một số đại biểu QH cho rằng, dự thảo quy định các hình thức công khai tài sản công tại Khoản 3, Điều 9 gồm công bố trên cổng thông tin điện tử, niêm yết công khai, công bố tại các cuộc họp… Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa đáp ứng được sự giám sát thường xuyên của người dân đối với tài sản công.

Cụ thể, đại biểu QH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề xuất: “Tôi đề nghị thêm một hình thức công khai đó là công khai trên chính tài sản công đó như: đất lâm trường, nhà công vụ, xe công… Đây là những tài sản công mà thời gian qua xã hội đã phản ánh nhiều là sử dụng thiếu chặt chẽ”

Đồng thời, nhiều đại biểu đề nghị cần quy định chặt chẽ, cụ thể việc tiếp nhận các tài sản cho, biếu, tặng ngay trong Luật này. Vì thực tế hiện nay một số cơ quan, đơn vị sử dụng các tài sản cho, biếu, tặng không đúng tiêu chuẩn, định mức, dẫn đến việc phải trả lại tài sản này cho tổ chức, cá nhân cho, biếu, tặng.

Cụ thể, đại biểu QH Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) đề nghị, không chỉ xử lý hành vi sử dụng mà cần xử lý cả hành vi nhận tài sản cho, biếu, tặng. Trên thực tế, hành vi này là tiền đề cho hành vi sử dụng. Băn khoăn về tính khả thi của điều luật, đại biểu QH Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đặt câu hỏi về nhận tài sản do các cá nhân, tập thể cho, biếu, tặng là đúng, nhưng có thực tế hay không? Bởi, thực hiện hành vi nhận sẽ dẫn đến hành vi sử dụng.

Bên cạnh đó, đại biểu QH Nguyễn Văn Cảnh còn đề nghị Chính phủ thông qua dự thảo luật có nội dung quy định về kho số và cho vào danh sách tài sản công , ví như đưa biển số xe đẹp vào danh sách tài sản công và triển khai thực hiện để việc đấu giá biển số đáp ứng được nhu cầu xã hội và tăng ngân sách địa phương. Cụ thể, theo tính toán của vị đại biểu QH này, nếu áp dụng bán biển số đẹp trong năm 2016 thì với số lượng ô tô bán là hơn 300.000 chiếc (trong năm 2016) thì đã có thể thu được 5.000 tỷ đồng. Nếu thực hiện với xe 2 bánh thì cũng sẽ thu được số tiền tương tự.

K.Thoa

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này