Bố trí thêm các bãi đỗ xe dưới lòng đường:

Mới chỉ là giải pháp tình thế

15:54 | 27/04/2017
Hiện nay nhu cầu về chỗ đỗ xe tĩnh trong nội thành Hà Nội đang rất bức thiết, trong khi đó những phương án bãi đỗ xe thông minh, bãi đỗ xe ngầm đang là bài toán dài lâu. Do đó, đề xuất cấp phép cho trông giữ xe dưới lòng đường tại 87 tuyến phố được cho là cần thiết và có tính khả thi cao, tuy nhiên để triển khai và áp dụng trong thực tế thì vẫn cần nghiên cứu kỹ hơn.
tin nhap 20170427150332 Phó Thủ tướng yêu cầu Hà Nội quy hoạch thêm bãi để xe
tin nhap 20170427150332 Hà Nội thống nhất triển khai 3 bãi xe ngầm 5 tầng

Sau chiến dịch ra quân lập lại kỷ cương văn minh đô thị, việc tìm một bãi đỗ xe phù hợp trở nên khó hơn bao giờ hết... Bởi, các điểm trông giữ xe trái phép trước đây hầu hết đã bị cơ quan chức năng thành phố xử phạt hoặc giải tán trong đợt ra quân vừa qua. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải ở nhiều điểm trông giữ xe được cấp phép và một số người dân dù sở hữu xe ô tô nhưng cũng không sử dụng vì không tìm được chỗ để xe.

tin nhap 20170427150332
Người dân vẫn tranh thủ đỗ xe dưới lòng đường mỗi khi vắng bóng lực lượng chức năng, ảnh chụp tại phố Ngô Thị Nhậm sáng ngày 26/4.

“Mấy ngày nay nếu phải đi đâu đột xuất tôi gần như chuyển hẳn sang đi taxi, xe ô tô chỉ dùng để đưa đón con cái học hành và đi từ nhà đến cơ quan. Đấy là cũng may cơ quan còn có chỗ đỗ xe chứ nếu không thì cũng không biết làm như thế nào.” – anh Đỗ Hoàng Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.

Đánh giá về thực trạng giao thông của Hà Nội, lâu nay nhiều chuyên gia đều nhất trí rằng, thành phố không chỉ thiếu không gian lưu thông mà còn thiếu trầm trọng quỹ đất dành cho giao thông tĩnh. Theo thống kê của Sở Giao thông - vận tải (GTV Hà Nội, hiện nay tổng diện tích giao thông tĩnh trên địa bàn TP là 91,16ha, chiếm 0,21% đất xây dựng đô thị, mới chỉ đáp ứng được 8 - 10% nhu cầu đỗ xe. Trong khi đó, hiện thành phố có khoảng 5,5 triệu phương tiện, mỗi năm tăng thêm 17% lượng ô tô, 11% lượng xe máy.

Để giải quyết tình trạng này, thành phố thống nhất phương án xây dựng nhiều bãi đỗ xe thông minh, trong đó phải kể đến 3 dự án bãi đỗ xe ngầm (với 5 tầng hầm) có quy mô lớn tại Công viên Nhân Chính, Nhà thi đấu Quần Ngựa, Công viên Thống Nhất. Đây được xem là mô hình khả thi, song mới dừng ở ở dạng thí điểm. Để giải quyết nhu cầu đỗ xe cấp bách cho người dân, mới đây, Ban chỉ đạo 197 TP Hà Nội cùng Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP. Hà Nội đã đề xuất Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nghiên cứu cấp phép cho trông giữ xe dưới lòng đường tại 87 tuyến phố có mặt cắt từ 7,5m trở lên.

Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy, Hà Nội phải xây dựng một “dự án giao thông tĩnh” cho toàn thành phố. Dự án này phải được giao cho đơn vị có khả năng, tâm huyết và hiểu biết về giao thông thủ đô thực hiện. Đơn vị này cũng sẽ phải phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để nghiên cứu thực địa, chỗ nào cần và nên làm bãi đỗ xe theo các mô hình khác nhau như: bãi đỗ ngầm, bãi đỗ trên cao, bãi đỗ dưới lòng đường, gara, không loại trừ cả phương án chỗ hộ gia đình, chỗ của nhà nước… Lúc này, chúng ta sẽ có mạng lưới quy hoạch các bãi đỗ xe chung của cả thành phố, sau đó mới là xây dựng các chính sách phù hợp.

Ủng hộ chủ trương bố trí thêm các điểm đỗ xe, tuy nhiên TS – Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cũng nhấn mạnh cần phải có một cơ chế quản lý tốt để vừa tránh thất thoát vừa đem lại hiệu quả tốt nhất. TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng chủ trương thiết lập lại kỷ cương văn minh đô thị, trả lại không gian giao thông cho người đi bộ trong thời gian vừa qua là đúng. Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai các công trình giao thông tĩnh của nước ta triển khai quá chậm, quy hoạch yếu, không có tầm nhìn xa cho nên dẫn đến việc người dân phải để xe dưới lòng đường, vỉa hè.

Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy, Hà Nội phải xây dựng một “dự án giao thông tĩnh” cho toàn thành phố. Dự án này phải được giao cho đơn vị có khả năng, tâm huyết và hiểu biết về giao thông thủ đô thực hiện. Đơn vị này cũng sẽ phải phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để nghiên cứu thực địa, chỗ nào cần và nên làm bãi đỗ xe theo các mô hình khác nhau như: bãi đỗ ngầm, bãi đỗ trên cao, bãi đỗ dưới lòng đường, gara, không loại trừ cả phương án chỗ hộ gia đình, chỗ của nhà nước… Lúc này, chúng ta sẽ có mạng lưới quy hoạch các bãi đỗ xe chung của cả thành phố, sau đó mới là xây dựng các chính sách phù hợp.

Trước đó, năm 2014, liên ngành Công an - GTVT Hà Nội đã được UBND TP Hà Nội giao triển khai đỗ xe ô tô theo mô hình “đỗ chéo” và thu phí theo giờ trên hai tuyến phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt. So với mô hình đỗ thẳng, mô hình đỗ xe chéo được nhiều xe hơn khi 10 mét chiều dài lề đường đỗ chéo sẽ đỗ được khoảng 4 xe, còn đỗ thẳng chỉ đỗ được 2 xe. Tuy nhiên theo ghi nhận, mô hình này đến nay được dư luận đánh giá là chiếm nhiều diện tích lòng đường và mỗi khi xe ra vào thường phải “cua” ra giữa đường để lùi vào hoặc tiến ra, gây ùn tắc giao thông. Nhìn thấy rõ những bất cập này, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đã phải dừng việc thí điểm và quay lại phương án đỗ dọc như trước đây.

Thực tế nêu trên cho thấy, việc cho dừng, đỗ xe dưới lòng đường cần phải được nghiên cứu kỹ và có phương án thay thế khi cần thiết. Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần xem xét đến yếu tố cấp hạng đường trong việc rà soát, cấp phép dừng đỗ phương tiện. Đối với các trục chính đô thị, đi xuyên tâm, chịu áp lực lớn như phố Huế, Bà Triệu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Tùng Mậu... nên hay không nên cho phép dừng đỗ nhằm đảm bảo ATGT cũng cần có báo cáo rõ ràng.

Tuấn Dũng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này