Huyện Mê Linh:

Nâng cao thu nhập cho người dân

15:48 | 27/04/2017
Với nhiều cách làm sáng tao, sau 6 năm thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về xây dựng nông thôn mới của Thành ủy Hà Nội, diện mạo nông thôn mới (NTM) của huyện Mê Linh đã có nhiều đổi thay, những tuyến đường giao thông đang kết nối hoàn chỉnh, vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn đang hình thành, đời sống người dân được nâng cao.
tin nhap 20170427142944 Nỗ lực chăm lo đời sống công nhân viên chức lao động
tin nhap 20170427142944 Huyện Mê Linh quyết liệt thực hiện cải cách hành chính

Chiều 25/4, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Bùi Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, năm 2016, huyện có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM (Tiến Thịnh, Văn Khê, Kim Hoa), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn lên 12/16 xã. 4 xã còn lại (Tự Lập, Hoàng Kim, Tam Đồng, Chu Phan) đạt và cơ bản đạt 16-17 tiêu chí. Đến hết quý I/2017, Mê Linh đã thực hiện cứng hóa 22,5km đường giao thông ngõ xóm, 40km trục chính nội đồng bằng cấp phối đá dăm; xây 1 trạm bơm, kiên cố hóa 15km kênh tưới bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn. Năm 2016 có thêm 7 trường công nhận được đạt chuẩn, nâng tổng số trường chuẩn lên 43 trường, đạt 57,3%; triển khai xây dựng 2 nhà văn hóa xã và 23 nhà văn hóa thôn...

tin nhap 20170427142944
Trang trại trồng dưa bằng công nghệ cao (nhỏ giọ) của) anh Hưng Hùng tại Thôn Thường Lê, xã Đại Thịnh huyện Mê Linh.

Ông Quang cho biết, đối với việc nâng cao đời sống nông dân, huyện đã quan tâm chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp nông dân tăng thu nhập, sản xuất ngày càng thuận tiện hiệu quả, đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; xây dựng nhiều mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao. Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn (vùng lúa chất lượng cao tại xã Liên Mạc, Tam Đồng, Thanh Lâm...); vùng sản xuất rau an toàn tại các xã Tiền Phong, Tráng Việt, Tiến Thắng, Kim Hoa...; vùng chăn nuôi tập trung các xã Liên Mạc, Tự Lập, Tiến Thắng tạo cơ sở để tiếp tục nhân rộng.

Các chương trình y tế quốc gia và chương trình y tế Thành phố được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc-xin hằng năm đạt trên 99,9% kế hoạch; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi giảm còn 9,2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 57%, tăng 1,13% so với năm 2015; có 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch sinh hoạt hợp vệ sinh; thu nhập bình quân đầu người đạt 33,1 triệu đồng/người/năm, tăng 4,1 triệu đồng/người so với năm 2015.

Về công tác dồn ghép ruộng đất được Ban chỉ đạo huyện triển khai quyết liệt, tích cực, kết quả đã dồn được 3.280ha, đạt 100% kế hoạch TP giao. Sau dồn ghép, UBND huyện đã cấp được 15.521 hộ/16.130 hộ (đạt 96,22%); Số còn lại là 609 hộ (chiếm 3,78%) chưa cấp được do các nguyên nhân như tranh chấp quyền thừa kế; chủ hộ làm ăn xa, vắng nhà; thiếu đất so với tiêu chuẩn cũ... Ông Bùi Xuân Quang cho biết, tại Mê Linh cũng có những điểm nóng, phức tạp về đất đai giống nhiều địa bàn khác, do quá trình quản lý đất đai qua nhiều thời kỳ, nhiều chính sách, và cũng không phủ nhận, có tình trạng cán bộ qua các thời kỳ làm không hết trách nhiệm. Tuy nhiên, các cấp chính quyền trên địa bàn huyện đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sâu sát vấn đề này, với những điểm nóng đất đai, chú trọng làm hết quy trình thanh, kiểm tra; Chủ tịch UBND huyện đối thoại nhiều lần với những cá nhân có nhiều bức xúc, vướng mắc. Nên đến nay, các bức xúc nổi cộm, đơn thư vượt cấp đã được giải quyết nhiều.

Về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp xây dựng NTM trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Bùi Xuân Quang cho biết, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng giảm diện tích trồng cây lương thực hợp lý theo quy hoạch sử dụng đất; tăng nhanh diện tích trồng cây lương thực hợp lý theo quy hoạch sử dụng đất của huyện. Tiếp tục đầu tư cho các tiêu chí nông thôn mới chưa đạt như: Thực hiện cứng hóa 5 km đường giao thông trục chính và liên thôn, 20 km đường giao thông ngõ xóm; xây dựng 3 nhà văn hóa thôn, bảo đảm 100% các thôn trên địa bàn huyện có nhà văn hóa. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 83%; tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các trường học, đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học; Thu nhập bình quân dân cư nông thôn đạt 37 triệu/người/năm; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 59%; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đạt 48%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 99%.

Đáng chú ý, đối với 4 xã chưa đạt chuẩn NTM, chỉ tiêu TP giao huyện năm nay phải hoàn thành 2 xã, nhưng huyện phấn đấu sẽ thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (gồm Hoàng Kim, Tam Đồng, Chu Phan). Huyện đang tập trung nguồn lực cho các xã này, trong 19 tiêu chí thì chỉ còn mấy tiêu chí về đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa… chưa đạt. Đồng thời, đang huy động sự vào cuộc của cộng đồng dân cư, sau khi giao việc thì sẽ tập trung kiểm tra, cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn tại xã. Ngoài ra, huyện tiếp tục duy trì và hoàn thành các tiêu chí cơ bản đạt tại các xã đã được UBND TP công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Hoàng Phúc

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này