![]() | Giúp bé sẵn sàng làm anh, chị |
![]() | Cha mẹ là tấm gương của con |
![]() | Các bà mẹ thế giới dạy con cách tiêu tiền như thế nào? |
1. Không la mắng, quát tháo con quá gay gắt
La mắng, quát tháo, hét vào mặt trẻ là một trong những cách xử lý sai lầm mà hầu như bậc cha mẹ nào cũng mắc phải trong quá trình dạy con.
Tất nhiên phản ứng này của cha mẹ hoàn toàn có thể hiểu được, khi muốn “phủ đầu”, dọa cho con sợ, để con không còn khóc lóc, ăn vạ… đặc biệt là có nhiều người xung quanh.
Việc la mắng, hò hét, quát tháo vào mặt trẻ là thể hiện sự không tôn trọng trẻ và trẻ cũng sẽ học được cách không tôn trọng bạn.Trước mặt đông người, trẻ cũng sẽ có cảm giác tự ái, xấu hổ, và rất có thể bé sẽ càng phản ứng dữ dội hơn với cha mẹ. Do đó, thay vì la mắng con, quát tháo con, cha mẹ nên tìm cách giải quyết khác hợp lý hơn.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
2. Luôn giữ một hình thức xử phạt trẻ trong mọi tình huống sai
Đây là nguyên tắc rất quan trọng để kích thích khu vực sai phạm và hối lỗi của não bộ hoạt động, đặc biệt với trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ hơn 4 tuổi, mọi chuỗi hình ảnh và hoạt động mà bé nhìn thấy là những hình ghép. Mỗi lần lặp lại là bé lấy được 1 hình ghép vào, đến khi đủ bức tranh thì sẽ "cải biến". Do đó cha mẹ được khuyên nên dùng 1 cách xử lý với mọi tình huống sai phạm của con.
Việc bạn thay đổi hình thức xử phạt trẻ không hợp lý, có thể khiến cho bé nghĩ rằng chúng có thể sử dụng mánh khóe, chiêu trò để không bị phạt, hoặc phạt nhẹ nhàng hơn.
3. Không xử lý tình huống sai của trẻ theo trạng thái cảm xúc, tâm lý
Xử lý lỗi của trẻ tùy theo trạng thái cảm xúc, không nhất quán một hình phạt cũng là một lỗi mà cha mẹ hay mắc phải mà không để ý.
Theo đó, cha mẹ có thể cho qua lỗi của trẻ nếu như đang vui vẻ, hoặc tăng nặng hình phạt cho trẻ nếu không may trẻ mắc lỗi vào đúng lúc cha mẹ đang giận dữ…Bạn không nên để trạng thái cảm xúc của bạn tác động lên cách và mức độ xử phạt của bạn, cần phải tạo uy tín, độ tin cậy trước mặt trẻ.
4. Không nên để tình trạng "người đấm người xoa"
Bạn nên thống nhất với chồng hoặc vợ bạn cách xử phạt con để cùng đưa ra cách xử phạt hợp lý. Chỉ có một cách mà thôi. Nếu quá khó thì có thể chỉ một người xử lý khi con làm sai, người còn lại không can thiệp.Và người sẽ dỗ bé và giải thích bé tại sao bé sai chính là người xử lý.
5. Hãy thảo luận với trẻ, đừng bỏ qua bước này
Trong khi đó, việc thảo luận với trẻ một cách rõ ràng về “nguyên nhân và hậu quả” sai phạm lại vô cùng cần thiết, giúp đảm bảo tính công bằng từ những quyết định mà cha mẹ đưa ra cho trẻ, tránh việc trẻ cảm thấy không được tôn trọng, bị cha mẹ đối xử thiếu công bằng…
Khánh Ly (Tổng hợp)
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/nguyen-tac-xu-phat-con-ma-khong-can-don-roi-52299.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này