Lao động đi làm việc tại Đài Loan:

Bỏ trốn vì phí cao

18:37 | 16/03/2017
5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam đưa khoảng 55.000 lượt lao động Việt Nam (LĐVN) đi làm việc tại Đài Loan, chiếm khoảng 52% tổng số LĐVN đi làm việc ở các thị trường. Tuy nhiên, đây là cũng là thị trường lao động luôn nóng với việc thu phí cao và số LĐ bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp lớn.
tin nhap 20170316112626 Thủ tướng yêu cầu báo cáo về phí môi giới xuất khẩu lao động Đài Loan

Theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ năm 1999 đến nay đã có trên 550.000 lượt LĐVN sang làm việc ở Đài Loan tại các ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thu nhập của NLĐ tại thị trường này ở mức khá, bình quân đạt khoảng 600 USD/tháng. Hiện Việt Nam có số lượng LĐ cung ứng vào Đài Loan đứng thứ hai trong các nước cùng đưa LĐ vào Đài Loan, chiếm khoảng 29% thị phần LĐ nước ngoài tại Đài Loan; dẫn đầu về số lượng LĐ nước ngoài làm việc trong khu vực sản xuất công nghiệp (chiếm trên 41% thị phần ngành nghề này).

tin nhap 20170316112626
LĐVN đi làm việc tại Đài Loan

Đặc biệt từ 15/7/2015, phía Đài Loan khôi phục lại việc cấp phép cho các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam, số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường gia tăng nhanh chóng, đến nay đã có 143 doanh nghiệp được phía Đài Loan cấp phép hoạt động đưa LĐ vào làm việc tại Đài Loan. Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH cũng thừa nhận, tại thị trường Đài Loan có hai vấn đề lớn phát sinh là việc thu phí cao và tình trạng NLĐ bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Hiện nay có khoảng 26.500 LĐVN bỏ hợp đồng, cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan, chiếm gần 50% tổng số LĐ nước ngoài bỏ hợp đồng và chiếm gần 15% số LĐVN đang làm việc tại Đài Loan.

Về tình trạng LĐVN đi Đài Loan bị thu phí cao hơn quy định diễn ra phổ biến, ông Doãn Mậu Diệp- Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, từ năm 2012, Bộ đã ban hành nhiều văn bản quy định chặt chẽ về chi phí xuất cảnh của NLĐ, khống chế để giảm phí môi giới mà doanh nghiệp Việt Nam phải chi trả cho công ty Đài Loan theo lộ trình. Việc này đã góp phần từng bước giảm chi phí của LĐ, hạn chế tình trạng LĐ bỏ hợp đồng do áp lực tài chính.

Ông Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định, việc phải trả phí cao khi đi XKLĐ ở Đài Loan là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng LĐVN bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp ở nước này. Theo ông Lợi, hiện nay thông tin về thị trường này từ công việc, điều kiện làm việc, thu nhập, mức phí... vẫn chưa được công khai, minh bạch. Có những doanh nghiệp khi tư vấn cho LĐ đi thì nói phí thấp, công việc tốt nhưng dần dần cứ thu thêm mà điều kiện làm việc thực tế sau này không như đã hứa, dẫn tới sự bức xúc của NLĐ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực lao động việc làm, nguyên nhân của những bất ổn ở thị trường Đài Loan là do hiện nay Việt Nam và Đài Loan không có thỏa thuận lao động. Hiện LĐVN đi làm việc ở Đài Loan chủ yếu là đi tự do- do công ty phía Đài Loan và doanh nghiệp Việt Nam tự thỏa thuận nên mức phí không có sự thống nhất.

Ông Bùi Sĩ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định, việc phải trả phí cao khi đi XKLĐ ở Đài Loan là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng LĐVN bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp ở nước này. Theo ông Lợi, hiện nay thông tin về thị trường này từ công việc, điều kiện làm việc, thu nhập, mức phí... vẫn chưa được công khai, minh bạch. Có những doanh nghiệp khi tư vấn cho LĐ đi thì nói phí thấp, công việc tốt nhưng dần dần cứ thu thêm mà điều kiện làm việc thực tế sau này không như đã hứa, dẫn tới sự bức xúc của NLĐ.

“Bộ LĐTBXH cần ban hành mức sàn về phí đưa NLĐ đi XKLĐ và mức trần tiền lương để doanh nghiệp và NLĐ tham khảo. Tuy nhiên, mức trần này chỉ để tham khảo, chứ nếu áp đặt quá doanh nghiệp cũng khó hoạt động, còn LĐ sẽ không đi vì thấy phí thì cao mà lương lại thấp”- ông Bùi Sĩ Lợi đề nghị.

Cũng theo ông Bùi Sĩ Lợi, Bộ LĐTBXH hoặc Chính phủ cần cố gắng đàm phán để ký được Hiệp định giữa Việt Nam với Đài Loan hoặc ký cam kết để bảo hộ cho NLĐ. Bên cạnh đó, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải vào cuộc để tìm kiếm và cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp và LĐVN về tình trạng chủ tuyển dụng, công việc, mức thu nhập, môi trường làm việc… để tư vấn cho NLĐ, đồng thời có biện pháp xử lý mạnh tay nếu doanh nghiệp XKLĐ trong nước nói quá lên nhằm tuyển dụng LĐ.

Bảo Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này