Đề thi THPT 2017: Tập trung vào chương trình lớp 12

16:23 | 14/03/2017
Với việc đổi mới hình thức thi như tăng cường thi trắc nghiệm, có thêm bài thi tổ hợp (bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) đã gây nhiều bỡ ngỡ cho các sĩ tử chuẩn bị dự thi kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017.
de thi thpt 2017 tap trung vao chuong trinh lop 12 Bộ GD-ĐT sắp công bố thêm đề thi thử THPT Quốc gia
de thi thpt 2017 tap trung vao chuong trinh lop 12 Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục hướng dẫn cụ thể về thi THPT 2017
de thi thpt 2017 tap trung vao chuong trinh lop 12 Bộ GD&ĐT chính thức công bố dự thảo phương án thi năm 2017
de thi thpt 2017 tap trung vao chuong trinh lop 12
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2016. Ảnh: Hải Nguyễn

Tuy nhiên, đại diện Bộ GDĐT khẳng định: Đề thi sẽ tập trung vào chương trình lớp 12 và được thử nghiệm thực tiễn để loại bỏ các câu hỏi khó.

Đề thi vừa sức với học sinh

Đây là khẳng định của TS Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT trước những băn khoăn của các sĩ tử về nội dung và cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2017. Trả lời tại Chương trình Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp, TS Hồng khẳng định: “Đề thi năm nay sẽ không đánh đố thí sinh. Nội dung kiến thức chủ yếu từ sách giáo khoa lớp 12. Trong đó, 60% là kiến thức cơ bản, 40% dùng để phân loại thí sinh”.

Từ cấu trúc đề như thế, TS Hồng tư vấn học sinh nếu cứ tập trung phần nâng cao 40% mà không chú trọng phần cơ bản thì rất dễ thất bại. Học sinh chỉ cần học phần cơ bản chắc để được 6 điểm. Sau đó học thêm một chút nâng cao cho chắc nữa là có thể được 8 điểm. “Nếu chỉ chăm chăm học nâng cao, bỏ qua cơ bản là thua các bạn. Điều đó như ông cha đã nói, biển cả không chết, chết vũng trâu đằm đấy” - TS Hồng nói.

TS Hồng cũng cho biết thêm, đề thi năm nay được bố trí theo thứ tự câu hỏi từ dễ đến khó, nhằm kích thích thí sinh làm bài, rút ngắn được thời gian khi thí sinh không phải mất thời gian đọc hết đề rồi mới lựa chọn câu dễ làm trước. TS Hồng khẳng định: “Đề thi năm nay chắc chắn sẽ vừa sức với học sinh. Lý do là những năm trước chuyên gia ra đề rồi đưa ra cho học sinh thi. Nhưng năm nay, Bộ GDĐT sẽ xây dựng ngân hàng câu hỏi, mời các chuyên gia đến làm, làm xong còn đem đi thử nghiệm với chính học sinh lớp 12. Sau đó, đánh giá lại những câu nào quá khó cần loại bỏ, điều chỉnh. Cho nên đề rất phù hợp với các em, bởi vì đã có quá trình thử nghiệm thực tiễn” - TS Hồng lý giải. Thí sinh cần tham khảo đề thi minh họa, đề thi thử nghiệm bộ đã công bố để có định hướng ôn tập đạt kết quả cao.

TS Hồng cho biết thêm, từ năm 2016 về trước thì đáp án trắc nghiệm được chia đều 25% có tất cả các phương án A, B, C, D. Nhưng năm 2017 không chia đều. Máy tính tự sắp xếp ngẫu nhiên các phương án trả lời.

Dù vậy, theo lộ trình được đưa ra đến năm 2018, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT và từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT, gồm cả lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Vì thế, các học sinh hiện nay không nên học tủ, học lệch, không học thêm tràn lan.

Trường học lớn nhất là “trường đời”

Mùa tuyển sinh 2017, câu hỏi “nóng nhất” được nhiều bạn trẻ đưa ra tại các điểm tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp là: “Muốn trở thành nguyên thủ quốc gia thì học trường nào?”. TS Sái Công Hồng cho rằng đây là câu hỏi hóc búa.

Chia sẻ với học sinh này, TS Hồng cho biết: “Các em muốn làm nguyên thủ quốc gia thì hiện nay chưa có trường nào đào tạo, nhưng sẽ có tất cả các trường đào tạo các kiến thức nền móng cho các em. Và thêm một trường rất lớn nữa là trường đời. Trường đời sẽ bồi đắp cho các em hằng ngày để các em có thể đam mê và hướng tới”.

Còn TS Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) chia sẻ: “Đến nay ở Việt Nam không có trường nào đào tạo ra các nhà lãnh đạo. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không có trường để đào tạo em thành nhà lãnh đạo trong tương lai. Nhà lãnh đạo nào cũng khởi đầu sự nghiệp bằng việc học tập...

Muốn thành chuyên gia, hãy chọn nghề theo đam mê

TS Phạm Mạnh Hà - Phó Trưởng khoa Công tác thanh niên, Học viện Thanh, thiếu niên Việt Nam đã tư vấn: “Muốn trở thành chuyên gia, người sáng tạo trong nghề thì chọn theo đam mê. Bởi chỉ khi nào chúng ta đam mê thì chúng ta mới sáng tạo được. Mà sáng tạo thì sẽ nhận được thành quả từ nghề”.

Theo TS Hà, để tìm được đam mê của mình có thể dựa vào 7 loại trí tuệ thông minh: Trí thông minh toán học - logic, ngôn ngữ, tự nhiên, nội tâm, trí tưởng tượng không gian, trí thông minh vận động, trí thông minh âm nhạc. Như vậy, khi cảm thấy trí thông minh nào của mình là tốt nhất thì chúng ta chọn ngành học theo cái mình có. Và học sinh có thể chọn ngành, nghề theo 6 loại tính cách: Tính cách về kỹ thuật, người thích nghiên cứu, người có tính cách nghệ thuật, người có tính cách xã hội - thích giao tiếp, người có thiên hướng lãnh đạo. Nên xác định ngành nghề mình yêu thích trước, sau đó chọn trường đại học phù hợp với khả năng của mình.

TS Sái Công Hồng - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT cho biết: Hiện Bộ GDĐT đang biên tập một số đề tham khảo để các em ôn luyện bài thi. Đồng thời xây dựng phần mềm thi trực tuyến để các em tập làm bài thi và sẽ có kết quả ngay sau khi làm bài giống như kỳ thi thực tế. Dự kiến đến cuối tháng 4, chương trình sẽ chính thức đi vào hoạt động.

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này