Cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng miếng dán chống say xe

10:57 | 03/03/2017
Miếng dán (cao dán) để chống say xe đang được nhiều người sử dụng, tuy nhiên vì sử dụng không đúng cách nên ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhiều trường hợp trẻ em dùng miếng dán say xe có những biểu hiện lạ: Đỏ mặt, mờ mắt, đi đứng loạng choạng.  
can trong khi cho tre su dung mieng dan chong say xe Ngộ độc nấm - nỗi kinh hoàng trong mùa xuân
can trong khi cho tre su dung mieng dan chong say xe Ăn nấm dại mọc trong rừng có thể nguy hiểm đến tính mạng
can trong khi cho tre su dung mieng dan chong say xe Nguy cơ ngộ độc thực phẩm sau Tết

Nhiều người, vì không muốn chịu cảm giác mệt mỏi, nôn ói khi phải đi tàu xe nên luôn suy nghĩ lựa chọn đến miếng dán chống say. Với những bậc phụ huynh, thay vì muốn con phải uống thuốc cũng luôn ưu tiên loại dán chống say nhỏ gọn, tiện lợi, nhìn thân thiện với con người. Tuy nhiên, những ngày qua, trường hợp một bé gái bị ngộ độc miếng dán đang gây hoang mang, lo lắng cho không ít bậc làm cha, làm mẹ.

Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thanh Nhàn (Hải Dương), khi gia đình cho con về quê, chồng chị đã mua miếng dán say tàu xe dán vào cho con. Sau khoảng 5 tiếng, anh chị thấy bé có biểu hiện mặt ửng đỏ, đến 16 giờ cùng ngày, chị thấy con có biểu hiện không bình thường: miệng nói nhảm, không nhận rõ vật, đi loạng choạng, bị đâm đầu vào tường và bàn ghế mà không biết, thậm chí không nhận ra được ba mẹ; bé hoạt động lúc nhanh, lúc đờ đẫn. Gia đình đã đưa bé đến bệnh viện và được bác sĩ cho biết, bé bị ngộ độc miếng dán say tàu xe.

can trong khi cho tre su dung mieng dan chong say xe
Bố mẹ cần cẩn trọng khi cho trẻ dùng miếng dán chống say (Ảnh minh họa)

Lý giải về việc trẻ em bị ngộ độc miếng dán, bác sĩ Nguyễn Hoàng Nam (Trung tâm chống độc BV Bạch Mai) cho biết, trong miếng dán có thành phần scopolamine 1,5 mg/miếng, có tác dụng phụ là liệt cơ mắt, giãn đồng tử, làm mờ mắt khiến mắt không nhìn gần được và tác dụng phụ này sẽ đỡ sau 72 giờ.

Tại các bệnh viện tiếp nhận không ít trường hợp bị ngộ độc miếng dán, nguyên nhân thường gặp do không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, do suy nghĩ miếng dán không phải thuốc nên dán nhiều và dán lâu gây ra phản tác dụng.

Nhằm hạn chế tình trạng ngộ độc miếng dán say xe, bác sĩ cũng cho biết thêm, khi gặp tác dụng phụ phải ngưng sử dụng bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da. Các phụ huynh cũng cần tuân thủ thời gian dán, ngoài ra, không được dán vào nơi vùng da bị trầy xước. Với trẻ em nhỏ tuổi, bố mẹ nên hỏi kĩ hướng dẫn sử dụng để dùng đúng liều lượng và thời điểm.

Hồng Hải

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này