Gà biến đổi gen có thể đẻ trứng từ các giống khác nhau

14:24 | 22/02/2017
Các nhà khoa học Anh đã tạo ra giống gà biến đổi gen với mục đích bảo tồn giống gà quý hiếm có chất lượng thịt tuyệt vời, cũng như có khả năng chống lây nhiễm toàn cầu trong tương lai.
ga bien doi gen co the de trung tu cac giong khac nhau Rùng mình chơi chim, cây đột biến gen
ga bien doi gen co the de trung tu cac giong khac nhau Gà đẻ trứng bé bằng đầu ngón tay
ga bien doi gen co the de trung tu cac giong khac nhau
Các nhà khoa học Anh tạo ra giống gà biến đổi gen có thể đẻ trứng từ các giống khác nhau

Các chuyên gia Đại học Edinburgh đã cho thấy bước đột phá lớn nhất thế giới khoa học tại hội nghị khoa học ở Boston. Họ đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen để loại bỏ một phần gen có tên DDX4 ở gà, rất quan trọng đối với khả năng sinh sản.

Những con gà thay thế những con gà biến đổi gen được sản xuất đầu tiên ở châu Âu. Đây là giống gà biến đổi gen xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới với mục đích bảo tồn giống quý hiếm.

ga bien doi gen co the de trung tu cac giong khac nhau
Mục đích sản xuất giống gà biến đổi gen là để bảo tồn giống gà quý hiếm có khả năng chống lây nhiễm như dịch cúm gia cầm.

Những con gà biến đổi gen sau này không thể sản xuất trứng nhưng lại có nhiệm vụ như một bà mẹ thay thế. Thật kinh ngạc, giống gà này có thể đẻ trứng được phát triển từ tế bào gốc cấy ghép đã được lấy từ phôi từ các loài chim quý hiếm.

Nhà khoa học, tiến sĩ Mike McGrew cho biết: "Những con gà là một bước đầu tiên trong việc tiết kiệm và bảo vệ các giống gia cầm quý hiếm nhằm giữ gìn đa dạng sinh học trong tương lai do những áp lực kinh tế và khí hậu mang lại. Chúng tôi muốn chứng minh rằng chúng ta có thể sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen để phá vỡ một gen quan trọng cho sự phát triển của tinh trùng và trứng gà.”

Giống như một ngân hàng giống cho gia cầm, những con gà này sẽ lưu trữ tế bào gốc nguyên thủy, làm phát sinh trứng của những “hạt nhân nam châm”- con cái.

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Roslin của Đại học Edinburgh đã thu thập được hơn 500 mẫu từ 25 giống khác nhau. Được bảo quản trong một tủ đông âm 150C, các tế bào sẽ vẫn tồn tại trong nhiều thập kỷ.

Tiến sĩ McGrew nói thêm: "Hiện tại mới chỉ thành công trên loài gà nhưng kế hoạch tiếp theo của chúng tôi sẽ thử nghiệm trên các giống gia cầm khác như ngỗng, chim cút.”

Hồng Duyên (theo Mirror)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này