Sớm hoàn thành quy hoạch đê điều

20:08 | 16/02/2017
Tại buổi làm việc với Bộ NN&PTNT (sáng 16/2), Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ mong muốn Bộ NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với Hà Nội khẩn trương hoàn thành quy hoạch các tuyến đê để sớm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về đường xá, trường học… của 850 nghìn người dân đang sinh sống ngoài đê.
som hoan thanh quy hoach de dieu Xử lý dứt điểm vi phạm pháp luật đê điều ở quận Tây Hồ
som hoan thanh quy hoach de dieu Nhiều tuyến đê đang bị… "xẻ thịt"
som hoan thanh quy hoach de dieu Nhức nhối hoạt động khai thác, tập kết VLXD trái phép

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dòng chảy từ sông Hồng vào sông Đuống thay đổi, đồng thời cũng do thay đổi địa hình lòng sông Hồng, sông Đuống nên những năm gần đây, dòng chảy có xu thế phân lưu về sông Đuống ngày càng gia tăng. Do đó dẫn đến lòng sông Đuống bị xói sâu, gây sạt lở bờ và đê sông làm cho lưu lượng và mực nước trên sông Hồng giảm, ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông - xuân của các tỉnh hạ lưu sông Hồng, ảnh hưởng đến giao thông trên sông.

som hoan thanh quy hoach de dieu
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung mong muốn Bộ NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với Hà Nội khẩn trương hoàn thành quy hoạch đê điều.

Để ổn định hình thái khu vực cửa vào sông Đuống, cũng như bảo đảm ổn định dòng chảy trên sông, tại buổi làm việc, UBND TP Hà Nội đã kiến nghị Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho Thành phố thực hiện dự án bằng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua chương trình biến đổi khí hậu.

Những năm qua, hệ thống đê điều trên địa bàn Hà Nội được đầu tư duy tu, sửa chữa và nâng cấp, bảo đảm cao trình chống lũ, phòng chống thiên tai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố và các quận, huyện thị xã đã tăng cường công tác quản lý theo thẩm quyền, cơ bản đã ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thuỷ lợi.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thuỷ lợi ở một số nơi vẫn diễn ra như tình trạng xe quá tải trọng lưu thông trên đê, nhất là các địa bàn có nhiều bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng chưa được xử lý triệt để, tình trạng khai thác cát trái phép xảy ra phức tạp tại một số địa bàn giáp ranh với các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hưng Yên (trên sông Hồng), Bắc Ninh (trên sông Đuống), Thái Nguyên (trên sông Công).

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 850 nghìn người dân đang sinh sống ngoài đê, nhiều khu vực dân cư sinh sống ngoài đê còn rất khó khăn. Chính vì vậy, TP Hà Nội cũng đề xuất Bộ NN&PTNT cho xây dựng mới và khớp nối các tuyến đường hiện có tạo thành 2 tuyến đường hai bên bờ sông Hồng, cao trình mặt đường tương đương cao trình mực nước lũ ở mức báo động số 2 để phục vụ giao thông đi lại các khu dân cư ngoài bãi và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đối với khu vực ngoại thành, cho cải tạo nâng cấp các tuyến đê bối kế hợp làm đường giao thông phục vụ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế và giao thông đi lại của người dân sinh sống ngoài đất bãi.

Hà Nội cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT phối hợp với Thành phố rà soát lại quy hoạch sử đụng đất đối với diện tích trên 5 nghìn ha đất bãi sông Hồng, trong đó có trên 2 nghìn ha đất dân cư, sử dụng một phần diện tích này theo tỷ lệ quy định trong Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, lập quy hoạch xây dựng phục vụ phát triển dân cư theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới từng xã.

Trước đề nghị của TP Hà Nội về sớm thoàn thành quy hoạch đê điều, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Bộ sẽ đồng hành cùng Thành phố tham gia ngay từ đầu, cùng chia sẻ, cùng thống nhất, tập trung hoàn thành sớm công tác này để đảm bảo đời sống người dân khu vực ngoài đê.

Nguyễn Công

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này