Khoa học công nghệ cần gắn với thực tiễn

10:27 | 05/01/2017
Ngày 4/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc với chủ đề “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, do Bộ Khoa học - Công nghệ (KHCN) tổ chức. 
khoa hoc cong nghe can gan voi thuc tien Giám sát về khoa học công nghệ tại huyện Ba Vì
khoa hoc cong nghe can gan voi thuc tien Giám sát Nghị quyết T.Ư 6 về phát triển khoa học, công nghệ

Theo Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh năm 2016 ngành KHCN đã thực hiện được các nhiệm vụ trọng tâm để đưa KHCN trở thành yếu tố quan trọng nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nổi bật là trong lĩnh vực nông nghiệp, các tiến bộ KHCN đã đóng góp 30 – 40% vào tăng trưởng nông nghiệp. Kết quả đã giúp nông nghiệp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu nông lâm thủy sản với 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD.

khoa hoc cong nghe can gan voi thuc tien
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thành tựu phát triển kinh tế -xã hội thời gian qua có đóng góp quan trọng của KHCN. Cụ thể, xếp hạng về kinh tế của Việt Nam đứng trên 100 nhưng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu đứng thứ 59.

Trong đó, các nhóm chỉ tiêu đầu ra liên quan trực tiếp đến KHCN xếp dưới 50. Điều đó cho thấy, dù còn bất cập nhưng giới KHCN nước ta rất cố gắng so với mặt bằng chung.

Tuy nhiên, bên cạnh đó Thủ tướng cũng chỉ rõ điểm nghẽn của KHCN nước nhà hiện nay là nghiên cứu nhiều, nhưng ứng dụng lại rất ít. Do vậy, đầu tư cho KHCN cần bám sát hơn nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, trong đó ưu tiên đầu tư các đề án, đề tài phục vụ thiết thực cho đất nước.

“Muốn phát triển KHCN thành công thì phải có 6 yếu tố cơ bản: Thể chế, cơ chế, môi trường; con người; nguồn lực; cơ sở hạ tầng; năng lực hội nhập; năng lực kiến tạo quản trị của nhà nước cho KHCN”- Thủ tướng nhấn mạnh.

Thế nên, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vấn đề quan trọng thời gian tới là phải tạo thể chế thông thoáng trong phát huy nhân tài, sử dụng người tài, kể cả người chưa vào Đảng, kiều bào là những nhà khoa học ở nước ngoài nhưng có nguyện vọng cống hiến năng lực và kinh nghiệm cho quê hương.

Chính phủ, cá nhân Thủ tướng luôn lắng nghe và tiếp mọi cán bộ khoa học có năng lực, muốn đóng góp xây dựng Tổ quốc. Trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới, kiến tạo lại nền hành chính để phát huy vai trò của KHCN, nhất là con người và thể chế.

Tinh thần chung là khai phóng mọi nguồn nhân lực sáng tạo để đưa đất nước tiến lên vững vàng. Việc tháo gỡ thể chế nào kìm hãm sự phát triển của KHCN thì chính Bộ KHCN phải đề xuất lên Trung ương Đảng, Chính phủ.

Trên nền tảng đó, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu KHCN phải gắn với thị trường trên cơ sở hiểu thị trường đang cần gì, sẽ cần gì để đưa ra hướng đi phù hợp nhất. Phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính, tránh tình trạng hành chính hóa nghiên cứu khoa học.

Nếu các nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ thủ tục hành chính thì rơi rụng về am hiểu chuyên môn trong khi am hiểu về thủ tục hành chính lại tăng lên. Thủ tướng cũng lưu ý cán bộ KHCN đã giỏi chuyên môn, còn phải biết kinh tế, phải vận dụng vào kinh tế, vào đời sống, phải có thực tiễn.

Đặng Tiến

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này