Bế mạc Phiên họp thứ 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Không thể giải ngân chậm

18:05 | 23/12/2016
Sáng 22/12, tại Nhà Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 5 Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIV.
khong the giai ngan cham Ban hành Nghị quyết chi ngân sách Nhà nước năm 2017
khong the giai ngan cham Thành phố luôn kịp thời giải quyết khiếu nại của dân

Trước khi bế mạc, UBTVQH) cho ý kiến về việc điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài năm 2016. Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, tổng số kế hoạch vốn nước ngoài năm 2016 là 50.000 ti đồng. Đến tháng 11 các bộ ngành địa phương mới giải ngân đạt 74,9% kế hoạch. Nhiều nơi không có khả năng giải ngân.

khong the giai ngan cham
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại phiên bế mạc- ảnh TTXVN

Đại diện cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, đến nay đã sắp kết thúc năm 2016 song tiến độ giải ngân của nhiều bộ, ngành, địa phương đạt rất thấp so với kế hoạch đã giao. Cụ thể, có 10 bộ, ngành Trung ương và 26 địa phương đến hết ngày 30/11/2016 giải ngân dưới 50% kế hoạch.

Một số bộ, ngành, địa phương được phân giao vốn song lại không có nhu cầu sử dụng; một số dự án chưa hoàn thành thủ tục, chưa bảo đảm điều kiện để phân bổ vốn; một số bộ, ngành không có khả năng thực hiện, giải ngân...

Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, trong bối cảnh huy động vốn đầu tư, đặc biệt là vốn vay gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án cấp thiết đang cần được bổ sung vốn để hoàn thiện thì tình trạng không giải ngân, đọng vốn chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan là biểu hiện lãng phí, kém hiệu quả, trong sử dụng vốn.

Qua thẩm tra, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách thống nhất với các nguyên tắc, tiêu chí cắt giảm kế hoạch vốn và kết quả rà soát, cắt giảm vốn như Chính phủ trình với tổng số vốn dự kiến cắt giảm là 5.854,91 tỉ đồng. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh như phương án Chính phủ trình còn mang tính cơ học.

Việc cắt giảm, điều chuyển vốn phải căn cứ vào khả năng giải ngân của từng dự án để đảm bảo tính hợp lý, sát thực tế. Việc cắt giảm vốn nếu chỉ căn cứ vào số liệu báo cáo tiến độ giải ngân chung của bộ, ngành, địa phương (với số vốn Chính phủ chỉ đạo cắt giảm là 2.920,14 tỉ đồng) sẽ dẫn đến tình trạng một số dự án đang có tiến độ thực hiện, giải ngân tốt, cần tiếp tục đầu tư, hoàn thành sẽ bị thiếu vốn, dở dang.

P.V

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này