Lao động làm việc ở ngoài bỏ trốn xử lý thế nào?

13:50 | 09/12/2016
Hỏi: Đầu năm 2016, anh tôi có ký kết hợp đồng lao động với một doanh nghiệp và đi lao động ở Nhật Bản. Sau một thời gian, gia đình nhận được thông báo là anh  đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc. Xin luật sư cho biết, hành vi bỏ trốn của anh tôi  có trái quy định pháp luật hay không? Phan Tuấn Dương (Nguyễn Đức Cảnh, Hà Nội)
lao dong lam viec o ngoai bo tron xu ly the nao Lao động làm việc trong ngành kinh doanh bất động sản có thu nhập cao nhất
lao dong lam viec o ngoai bo tron xu ly the nao Hỗ trợ việc làm cho lao động xuất khẩu Hàn Quốc về nước
lao dong lam viec o ngoai bo tron xu ly the nao

Trả lời:

1. Về hành vi bỏ trốn của anh bạn:

Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định về các hành vi bị cấm như sau:

“1. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

2. Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

5. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.

6. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

7. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

8. Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.

9. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.

10. Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.

11. Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”.

Như vậy, hành vi của anh bạn bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc của mình là một trong các hành vi bị cấm đối với người lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài và trái với quy định của pháp luật.

Luật sư Trịnh Khánh Toàn

(Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này