Trang phục “Sen vàng Việt Nam”

Chỉ nên coi là “bộ cánh” đặc biệt

08:03 | 04/12/2016
Trong những lần “đem chuông đi đánh xứ người”, nhiều bộ trang phục dân tộc đậm nét văn hóa Việt Nam đã gây nhiều ấn tượng với bè bạn quốc tế. Nhiều nhà thiết kế (NTK) cho rằng, trong một khuôn khổ cho phép chúng ta không nên quá bó hẹp suy nghĩ của mình mà hạn chế đi sự sáng tạo. Nhưng để coi là “quốc phục” lại là vấn đề khác.
chi nen coi la bo canh dac biet Nam Em giành giải Hoa hậu ăn ảnh nhất tại Hoa hậu Trái đất 2016
chi nen coi la bo canh dac biet Chi tiết "độc lạ" trên quốc phục VN ở Hoa hậu quốc tế 2016

Bộ trang phục cầu kỳ

Bộ trang phục dân tộc của Dương Nguyễn Khả Trang có chiều cao 3m, đuôi áo dài hơn 3,5m, nặng 45kg, bộ trang phục này có khối lượng “khủng” nhất từ trước đến nay ở hạng mục trang phục dân tộc đang nhận được những dư luận trái chiều. Để thiết kế bộ trang phục này, NTK Lê Long Dũng đã phải mất 3 tháng mới tạo nên bộ trang phục mang tên “Sen vàng Việt Nam”. Tổng thể của trang phục là dựa trên sự tổng hòa từ sự mạnh mẽ của cha Lạc Long Quân và sự mềm mại, thanh thoát của mẹ Âu Cơ.

chi nen coi la bo canh dac biet
Trang phục “Sen vàng Việt Nam” của Khả Trang.

Cụ thể, phần váy và yếm của bộ trang phục được thiết kế theo phong cách những cô gái Đông Sơn xưa kia và được cách điệu thêm với dải băng chéo vai trang trí hoa văn sóng nước cùng đá pha lê. Phần đội đầu là điểm nhấn cuối cùng. Nón cao gần 2m với lông chim trĩ điểm xuyến, hoa tai bản to kết hợp với phụ kiện tay hoa Sen tạo sự cân bằng với đuôi váy. Trang phục này theo mong muốn của người thiết kế nhằm toát lên ý nghĩa về vẻ đẹp con người, văn hóa dân tộc, đậm đà bản sắc Việt Nam để giới thiệu, quảng bá về văn hóa của nước mình đến bạn bè quốc tế.

NTK nói là vậy, song theo các chuyên gia, cũng như nhiều người thì đây không phải là một bộ trang phục dân tộc và càng không thể gọi đó là “quốc phục”, bởi bộ trang phục không toát lên được màu sắc văn hoá Việt Nam. Nhiều người còn lo ngại, với trọng lượng 45kg, bộ trang phục này thậm chí còn làm khó người đẹp khi di chuyển trên sân khấu hoặc không thể tránh được những sự cố đáng tiếc.

Chưa toát lên hồn sắc dân tộc “quốc phục”?

Pháp luật hiện chưa có những quy định rõ ràng như thế nào mới là “quốc phục”, thế nên khi NTK đưa ra ý tưởng “quốc phục” đã đón nhận những ý kiến trái chiều.

Chính vì vậy, tự trong bản thân mỗi bộ trang phục phải mang tính thống nhất, đậm đặc bản sắc văn hoá và truyền thống lịch sử của một dân tộc. Từ lý do này mà từ trước đến nay, những nhà thiết kế có tên tuổi thường chọn áo dài làm trang phục dân tộc hoặc “quốc phục” cho các người đẹp “mang chuông đi đánh xứ người”. Thực tế, chỉ cần khoác lên mình bộ trang phục áo dài bước lên sân khấu và không cần giới thiệu là bạn bè quốc tế đã nhận diện ra đó là trang phục của Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong nghĩa rộng, “quốc phục” không nhất thiết phải là áo bà ba, áo tứ thân, áo dài truyền thống hoặc váy yếm. Nhưng mỗi trang phục đó phải mang tính biểu tượng và làm nổi bật được nét văn hoá đặc trưng của cả cộng đồng. Còn nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì “quốc phục” cũng tương tự như quốc ca, quốc kỳ, quốc hoa… mang những nét đẹp tiêu biểu của một dân tộc, một nền văn hóa.

Chính vì vậy, tự trong bản thân mỗi bộ trang phục phải mang tính thống nhất, đậm đặc bản sắc văn hoá và truyền thống lịch sử của một dân tộc. Từ lý do này mà từ trước đến nay, những nhà thiết kế có tên tuổi thường chọn áo dài làm trang phục dân tộc hoặc “quốc phục” cho các người đẹp “mang chuông đi đánh xứ người”. Chỉ cần khoác lên mình bộ trang phục áo dài bước lên sân khấu và không cần giới thiệu là bạn bè quốc tế đã nhận diện ra đó là trang phục của Việt Nam.

NTK Huỳnh Hải Long - người thiết kế trang phục dân tộc cho Thuý Vân tại Hoa hậu Quốc tế 2015, cho rằng mỗi khi một người đẹp bước ra đấu trường quốc tế, trang phục dân tộc là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất. Hầu như bạn bè quốc tế đều biết đến áo dài, đều công nhận áo dài đẹp... “Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rằng mỗi cuộc thi đều có những tiêu chí và giải thưởng riêng dành cho phần thi “trang phục dân tộc”, cái mà họ muốn là một sự giao thoa, một tư duy phát triển mới dựa trên tinh thần dân tộc” – NTK Huỳnh Hải Long cho hay.

Ở nhiều sân chơi sắc đẹp quốc tế, phần thi trang phục dân tộc luôn được khán giả mong đợi bởi những sắc màu mới mẻ mà nó mang lại, đơn cử như các thí sinh đến từ châu Âu, Nam Mỹ thường diện trang phục sặc sỡ, thậm chí có phần kỳ lạ… Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng nên coi thiết kế “Sen vàng Việt Nam” của NTK Lê Long Dũng là bộ trang phục đơn thuần như bao “bộ cánh” khác, chỉ đặc biệt hơn là nó được Khả Trang mang theo để dự thi cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2016.

Anh Tuấn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này