Tránh đầu tư dàn trải không mang lại hiệu quả

09:49 | 03/11/2016
Làm thế nào để đầu tư công hiệu quả, không thất thoát, lãng phí mang sự tăng trưởng cho nền kinh tế, góp phần nâng cao dịch vụ an sinh xã hội cho nhân dân là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm.
tranh dau tu dan trai de nguoi dan huong loi Gần 17 tỉ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” TP Hà Nội
tranh dau tu dan trai de nguoi dan huong loi Phải xứng tầm với vị thế Thủ đô
tranh dau tu dan trai de nguoi dan huong loi Tăng cường an sinh xã hội: Mối quan tâm hàng đầu của cử tri

Về vấn đề này, ĐB Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực hiện, đầu tư công cũng bộc lộ những tồn tại, làm cho hiệu quả thấp, kết quả mang lại chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư. Hiệu quả đầu tư công thấp đo lường thông qua chỉ số ICOR đầu tư khu vực nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 mặc dù đã giảm xuống còn 8,96 (giai đoạn 2006 - 2010 là 9,2) song vẫn rất cao, gấp khoảng 1,5 lần hệ số ICOR chung của cả nền kinh tế, gấp khoảng 2 lần ICOR khu vực tư nhân và gần gấp 3 lần ICOR của một số nước trong khu vực.

Có không ít dự án đầu tư công hàng nghìn tỉ đồng rơi vào tình trạng “đắp chiếu” không có khả năng thu hồi vốn, như đạm Ninh Bình, Xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên, Bột giấy Phương Nam - Long An, Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất… Có nhiều dự án đã được đầu tư với một lượng vốn rất lớn lấy từ ngân sách nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

tranh dau tu dan trai de nguoi dan huong loi
Nếu đầu tư hiệu quả, người dân sẽ được hưởng thành quả và ngược lại.

Theo ĐB Cường, để chấn chỉnh đầu tư công, hiện Quốc hội đang bàn, xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -2020. Nếu không tìm ra được nguyên nhân và có biện pháp xử lý ngăn chặn thì nguồn lực đầu tư công đổ vào giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thấp, hoặc thậm chí thất thoát. Nguyên nhân đã rõ. Đã đến lúc phải nghiêm túc chỉ ra và làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình phê duyệt, sử dụng đầu tư công.

ĐB Cường nhấn mạnh, để có được dự án phải qua nhiều khâu, nhiều cơ quan xem xét, thẩm tra và đưa ra ý kiến đề xuất để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định. Khi lật lại hồ sơ dự án, chúng ta sẽ thấy được, mỗi cơ quan khi tham gia vào quá trình xem xét, thẩm định dự án đầu tư đã đánh giá, thẩm định nội dung gì? Kết quả thẩm định và ý kiến đề xuất của các cơ quan này như thế nào? Nếu cơ quan thẩm định đưa ra kết quả là không nên đầu tư mà cơ quan có thẩm quyền vẫn quyết định đầu tư thì lỗi thuộc về người ra quyết định.

Nếu cơ quan thẩm định đưa ra kết quả và đề xuất ủng hộ dự án được phê duyệt nhưng khi triển khai không mang lại kết quả như thẩm định thì cơ quan thẩm định phải chịu trách nhiệm về kết quả không đúng. Nếu quá trình triển khai đầu tư, xây dựng áp dụng sai lệch về quy trình công nghệ, đầu tư thiết bị để dẫn đến dự án không mang lại hiệu quả như thiết kế thì cơ quan chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm… Phải tìm ra lỗi và xác định được trách nhiệm ở khâu nào? Do thẩm định hay do quá trình triển khai thực hiện? Phải làm rõ chủ thể thực hiện mới quy được trách nhiệm rõ ràng, như thế đầu tư công mới hiệu quả.

N.T

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này