![]() | Sau 8 năm thực hiện vẫn còn nhiều bất cập! |
![]() | Phòng chống báo lực gia đình: Xin đừng vô cảm |
Vì vậy, nâng cao việc chấp hành pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình đang là một trong những nội dung được đặt ra với các cấp chính quyền, đoàn thể. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng có đến 77% các trường hợp bị bạo hành gia đình cố nín nhịn, không trình báo với cơ quan chức năng.
![]() |
Lý giải về tình trạng này, nhiều ý kiến nhận định, điều này xuất phát từ nhận thức của xã hội cũng như quan niệm phong kiến của người Việt Nam. Những suy nghĩ “trong nhà đóng cửa bảo nhau” hay “đừng vạch áo cho người xem lưng”, “xấu chàng hổ ai” hoặc phụ nữ là phải cam chịu đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người. Do đó, khi phụ nữ bị bạo hành họ thường chịu đựng không chia sẻ với ai trừ những người rất thân thiết trong gia đình. Đặc biệt, cơ chế bảo vệ người bị bạo hành, kể cả mặt pháp luật và xã hội còn rất hạn chế. Theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý phụ nữ bị bạo lực gia đình chưa được quy định là đối tượng trợ giúp pháp lý (TGPL), trong khi đây là vấn đề rất nhạy cảm. Cụ thể, người được TGPL chỉ bao gồm: Người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật, nạn nhân bị buôn bán, người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn.
Thế nên, đại diện Cục TGPL (Bộ Tư pháp) cho biết, pháp luật chưa quy định mô hình TGPL cho phụ nữ cũng như chưa có trình tự, thủ tục riêng đối với phụ nữ là nạn nhân bạo lực giới. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình vẫn chưa biết được về quyền được TGPL hoặc còn e ngại khi tiếp cận với trợ giúp pháp lý.
Tuy nhiên để chấm dứt bạo lực gia đình, điều quan trọng chỉ TGPL thôi chưa đủ mà phải nâng cao hiệu quả việc thực thi các đạo luật trên.
PV
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/giam-thieu-bao-luc-gia-dinh-can-su-vao-cuoc-cua-cac-cap-chinh-quyen-44017.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này