Không đánh đổi môi trường lấy dự án

14:46 | 08/10/2016
Tại cuộc khẩn với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty lớn mới đây, người đứng đầu ngành Công Thương – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu chính những người đứng đầu các  đơn vị này phải đứng ra cam kết: “Không đánh đổi môi trường lấy dự án”.
tin nhap 20161008143218 Bộ Công Thương không cấp phép nhập khẩu bùn thải bô xít
tin nhap 20161008143218 Hôm nay (8.9), Bộ TNMT làm việc với Formosa về công tác khắc phục ô nhiễm

Bộ trưởng Trần Anh Tuấn cũng khẳng định sẽ kiên quyết đóng cửa những nhà máy, dự án nào có kết luận gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh.

tin nhap 20161008143218
Bộ trưởng Trần Anh Tuấn

Tại cuộc họp, Bộ trưởng nói, thời gian qua tôi đã đọc không sót một bài báo, ý kiến nào trên trang tin chính thống cũng như mạng xã hội, tôi cảm thấy rất bất ngờ khi thấy nhiều ý kiến cứ nhắc đi nhắc lại chuyện chọn thép hay chọn cá. Chúng ta bằng mọi giá phải xóa đi nỗi ám ảnh của người dân về điều này. Chúng ta không đánh đổi cái gì cả. Giữ môi trường cũng là giữ sự sống cho chúng ta và tương lai con cháu chúng ta sau này.

Người đứng đầu ngành Công Thương cho rằng, Formosa cần được coi là bài học để các đơn vị ngành tập đoàn, tổng công ty cần rà soát thận trọng một lần nữa các dự án, nhà máy của mình. Bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường được coi là tiêu chí hàng đầu cho phát triển bền vững.

“Đã đến lúc chúng ta cần nói thẳng, nói thật với nhau xem chúng ta còn bỏ sót quy trình nào, cái gì chưa hoàn thiện cần khắc phục ngay, tốn kém cũng phải làm. Sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhưng không phải bằng mọi giá, không đánh đổi hay hủy hoại môi trường bởi đó là tội ác”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng thời yêu cầu ngay sau cuộc họp, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty phải ký cam kết giải quyết triệt để những bức xúc mà báo chí, dư luận phản ánh trong thời gian qua. “Lời hứa cần gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, nếu chúng ta không làm, không thực hiện lời hứa chúng ta sẽ mất niềm tin trong dân chúng”, Bộ trưởng nói.

Ông Trần Văn Lượng, cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Cục ATMT) cho biết, cơ quan này đã phối hợp với các đơn vị chức năng đã tiến hành rà soát và kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau của ngành công thương, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ gây tác động lớn đến môi trường như khai thác và chế biến khoáng sản, nhiệt điện, hóa chất, các doanh nghiệp có hoạt động xả thải ra sông, ven biển, nhà máy đặt tại khu vực nhạy cảm và có nhiều dư luận xã hội về công tác bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở kết quả rà soát và kiểm tra trực tiếp tại 29 cơ sở, kết quả cho thấy nhìn chung các doanh nghiệp đã chấp hành các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường: báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường khi dự án đi vào hoạt động, giấy phép xả thải.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại như, một số doanh nghiệp đã đi vào vận hành nhưng chưa có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường như: Nhôm Lâm Đồng, Nhiệt điện Vũng Áng - PVN, Nhiệt điện Duyên Hải 1;

Một số doanh nghiệp thay đổi các hạng mục bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt mà chưa thông báo cho cơ quan phê duyệt ĐTM biết, hoặc đã thông báo nhưng chưa được chấp thuận nhưng đã triển khai thực hiện như Nhôm Lâm Đồng, Nhiệt điện Duyên hải 1;

Một số doanh nghiệp chưa có giấy phép khai thác tài nguyên nước như Nhiệt điện Duyên hải 1; một số doanh nghiệp chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Nhiệt điện Duyên hải 1, Nhiệt điện Hải phòng, Cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp (PTSC) Quảng Bình, PTSC Đà Nẵng, PTSC Dung Quất, Công ty TNHH MTV phân bón dầu khí Cà Mau - PVN, Nhà máy đóng tầu Dung Quất – PVN.

P.Linh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này