Nhiều “lá phổi xanh” đang hồi sinh

09:16 | 23/09/2016
Thời gian qua, nhiều người dân tỏ ra bất ngờ khi chứng kiến một số ao, hồ nơi họ đang sinh sống có dấu hiệu hồi sinh mạnh mẽ. Thành quả này có được chính là nhờ vào việc UBND TP. Hà Nội đã đặt hàng một doanh nghiệp nước ngoài sản xuất các chế phẩm xử lý tình trạng ô nhiễm nước ao, hồ trên địa bàn.
nhieu la phoi xanh dang hoi sinh Giữ "lá phổi xanh" cho đô thị
nhieu la phoi xanh dang hoi sinh Những “lá phổi xanh” của Thủ đô
nhieu la phoi xanh dang hoi sinh Khám phá “lá phổi xanh” giữa lòng Thủ đô

Hồ Ba Mẫu (quận Đống Đa) lâu nay là một trong những hồ ô nhiễm trầm trọng nhất ở Hà Nội. Vì thế, trong suốt nhiều năm Thành phố đã đầu tư không ít tiền của và công sức nhằm cải tạo hồ, nhưng dường như không đem lại hiệu quả.

nhieu la phoi xanh dang hoi sinh
Hồ Ba Mẫu đang có dấu hiệu hồi sinh.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân bất ngờ khi thấy hồ không còn bốc mùi hôi thối như trước, nước hồ đã dần trong trở lại. Những ngôi nhà xung quanh hồ cũng không còn cảnh phải đóng chặt cửa mỗi khi cá chết nổi kín hồ.

Tại hồ Hố Mẻ (cạnh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) vào các buổi chiều và sáng sớm, nhiều người nhà đang chăm sóc người thân tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội và một số người dân sinh sống gần đây cùng nhau thư giãn bằng cách ra hồ ngồi uống nước hay đi thể dục cho thư thái. Ít ai biết rằng, đây từng là một hồ ô nhiễm nghiêm trọng, nước bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Redoxy-3C là chế phẩm của Công ty Watch Water của Đức. Đây là công ty chuyên sản xuất chế phẩm ứng dụng xử lý ô nhiễm nước hồ có danh tiếng hiện nay trên thế giới, sản xuất theo đơn đặt hàng độc quyền.

Đây cũng là lần đầu tiên một công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường được ứng dụng tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm chế phẩm Redoxy-3C trên tổng số 22 hồ, ao của Hà Nội.

Quy trình thử nghiệm được thiết kế làm 3 lô thí nghiệm. Việc thử nghiệm tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm được thực hiện theo 3 bước: lấy và phân tích mẫu trước khi xử lý; phun và rải chế phẩm Redoxy-3C; phân tích mẫu sau thử nghiệm.

Kết quả thu được cho thấy, các thông số thủy sinh hóa khác không vượt ngưỡng, có giảm, nhưng không quá giới hạn cho phép để các loài thủy sinh sinh trưởng và phát triển.

Người dân sinh sống gần đây mặc dù không có chỗ vui chơi, nhưng cũng không buồn ra hồ này để hóng gió hay tập thể dục vì quá ô nhiễm. Ít ai biết rằng, để giảm thiểu ô nhiễm một cách nhanh chóng tại các hồ này, Công ty Thoát nước Hà Nội đã dùng công nghệ Redoxy-3C để xử lý nước hồ. Sau khi xử lý, chỉ trong một thời gian rất ngắn, nước hồ đã trong, không còn hiện tượng cá chết, bốc mùi hôi thối như trước đây.

Theo đánh giá của Công ty Thoát nước Hà Nội, trước khi xử lý nước hồ bằng chế phẩm Redoxy-3C, hầu như các hồ đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và đang trong tình trạng phì dưỡng, mùi tanh và thối, nước màu xanh đậm. Nồng độ COD, BODs cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt.

Tuy nhiên, sau khi xử lý thì nước hồ đã trong, không có mùi, sinh vật thủy sinh phát triển bình thường. Sau khi phun rải 2 giờ, các lớp tảo tầng trên xuất hiện các biểu hiện chết hàng loạt và nổi trên mặt nước tạo váng màu nâu xanh.

Đến nay, sau 10 ngày xử lý hồ Giáp Bát, mặt hồ không còn hiện trạng váng tảo nổi, nước hồ trong, hệ thủy sinh trên hồ phát triển bình thường, người dân đánh giá rất tốt. Hồ Hố Mẻ vẫn còn váng tảo nổi trên mặt, nhưng nước hồ đã trong hơn nhiều.

Sau khi các hồ đã trong hơn thì khâu duy trì hồ sau xử lý cũng rất quan trọng. Theo đó, cần vệ sinh vớt rác trên hồ và xung quanh hồ, bổ sung chế phẩm theo định kỳ. Bổ sung thêm bè thuỷ sinh và lắp đặt các máy sục khí (đối với các hồ có đủ điều kiện về nguồn điện và bảo vệ) trên các hồ để tạo cảnh quan, góp phần xử lý nước hồ, tạo hệ sinh thái trên hồ hoàn chỉnh làm tăng khả năng tự làm sạch của hồ; quản lý toàn diện các hồ để tránh chồng chéo trong công tác quản lý hồ và đảm bảo hiệu quả trong công tác xử lý, duy trì chất lượng nước.

Đồng thời, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường hồ nói riêng để hạn chế việc vứt rác, xả rác, phê thải xuống hồ.

Hy vọng với công nghệ mới, những “lá phổi xanh” của Thủ đô sẽ nhanh chóng hồi sinh, người dân sẽ được sống trong môi trường xanh, sạch, đẹp.

Thanh Hà

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này