Các dự án BOT: Đề nghị loại bỏ cơ chế mềm

15:03 | 16/09/2016
Sáng 15.9, Kiểm toán Nhà nước(KTNN) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Những vấn đề đặt ra với dự án BOT- xây dựng, hợp tác, chuyển giao và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”. Tại đây, dưới góc nhìn của các chuyên gia về kiểm toán, hàng loạt những bất cập của các dự án BOT giao thông đã được mổ xẻ.
cac du an bot de nghi loai bo co che mem "Không đi qua các trạm thu phí BOT chỉ có nước bay lên trời”
cac du an bot de nghi loai bo co che mem Thủ tướng Chính phủ: Yêu cầu xử lý lạm thu tại các dự án BOT
cac du an bot de nghi loai bo co che mem Cần giám sát chặt các dự án BOT

Theo Kiểm toán Nhà nước, trong 5 năm qua đã huy động được trên 170.000 tỉ đồng vốn cho việc đầu tư xã hội hóa của lĩnh vực hạ tầng giao thông. Nhưng, ông Ngô Văn Quý - Trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV (lĩnh vực đầu tư, dự án hạ tầng cơ sở) cho rằng còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

cac du an bot de nghi loai bo co che mem

Trước hết là tính độc quyền của các dự án. Vì hiện nay hầu hết các dự án BOT giao thông đều lựa chọn cầu, đường thuộc tuyến độc đạo để đầu tư.

Ông Quý cũng chỉ rõ sự độc quyền cho nhà đầu tư thu lợi như tại các dự án đường tránh với lý do tăng cường mặt đường, nhà đầu tư xin làm thêm 5 - 10km ở quốc lộ rồi đặt trạm thu phí. Người dân sống trong khu vực chỉ đi qua 5 - 10km đó, không sử dụng đường tránh cũng phải trả tiền.

Trong khi đó, chúng ta đã có quy định trạm thu phí phải cách nhau tối thiểu 70km, nhưng không hiểu sao Bộ Tài chính lại cho cơ chế mềm là trong trường hợp dưới 70km thì thỏa thuận với địa phương rồi trình lên. Đây là cơ chế xin, cùng đó, Bộ GTVT thỏa thuận với nhà đầu tư trên cơ sở những dự án tương tự như tạo ra ân huệ thỏa thuận.

Từ kiểm tra thực tế, đại điện cơ quan Kiểm toán cho rằng khi tính toán phương án tài chính ban đầu dựa vào lưu lượng xe, mỗi nhà đầu tư lại làm một khác. Ví dụ, nhà đầu tư chỉ đếm xe 2 ngày rồi quy ra cả 365 ngày trong một năm.

Do vậy, Kiểm toán Nhà nước đề nghị loại bỏ “cơ chế mềm” trong việc phân định khoảng cách giữa các trạm thu phí. Cùng đó, hiện chưa có cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc thẩm định dự án đầu tư BOT giao thông mà do nhà đầu tư tự thực hiện nên không được khách quan.

Chính vì vậy, thời gian thu phí được ký kết chưa chính xác. Có dự án sau khi được kiểm toán đã chỉ ra chênh lệch thời gian thu phí so với phương án ban đầu đến 25% - tương đương với 5,5 năm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng cho rằng, vấn đề người dân kêu nhiều vì Nhà nước quên đi vai trò, nghĩa vụ của mình. Ở đây là Nhà nước được ủy quyền để xây dựng hạ tầng phù hợp vói sự đóng góp của người dân.

Nhưng vì một lý do nào đó đã để nhà đầu tư BOT không cho người dân được quyền lựa chọn dịch vụ cung ứng. Do vậy, ngay từ khi lập dự án khả thi, Nhà nước phải đứng ra thực hiện sau đó đấu thầu rộng rãi thay vì việc chỉ định thầu dự án BOT như hiện nay.

Minh Hạnh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này