Ôtô nhập khẩu sẽ được cởi trói

09:49 | 15/09/2016
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa trình Dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô đã gỡ được nút thắt trong việc chứng nhận hoặc kiểm định chất lượng xuất xưởng khi quy định xe được đăng ký lưu hành ở nước ngoài có mức khí thải tương đương hoặc cao hơn mức hiện hành của Việt Nam.
oto nhap khau se duoc coi troi Giá ôtô nhập khẩu sẽ giảm bao nhiêu?
oto nhap khau se duoc coi troi Ôtô sang thuế 200%: Nhiều tiền, chơi đẹp phải chịu đắt?

Doanh nghiệp nhập khẩu xe “dễ thở”

Theo đánh giá của đại diện các cơ quan chức năng và phía cộng đồng doanh nghiệp cũng như các hiệp hội về Dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố chiều 12.9.2016 đã khá tiệm cận với yêu cầu thực tế, hài hòa mục tiêu vừa đảm bảo chất lượng hàng hóa, vừa tạo bình đẳng trong kinh doanh.

oto nhap khau se duoc coi troi

Đại diện cho 50 doanh nghiệp nhập khẩu ôtô vừa và nhỏ, ông Nguyễn Tuấn - Giám đốc Cty TNHH Thiên Phúc An cho rằng, nếu vẫn giữ nguyên nội dung tại dự thảo cũ, các doanh nghiệp nhập khẩu xe không chính hãng sẽ phải “bó tay”, không đáp ứng nổi.

Nhưng với dự thảo lần này, sau khi ban soạn thảo đã có sự điều chỉnh, các doanh nghiệp nhập khẩu đã cảm thấy khá hài lòng và yên tâm bởi vẫn có hướng đi cho mình. Cùng đó, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, đây là bước chuyển biến khá rõ nét, cần thiết, thể hiện sự cầu thị cao độ của ban soạn thảo.

Trước những băn khoăn của các doanh nghiệp, đại diện Cục Đăng kiểm cho rằng Nhà nước kiểm soát an toàn giao thông, chất lượng bằng nhiều công cụ chứ không chỉ thông tư.

“Chính sách đúng thì không thay đổi, có thể chính sách đúng, nhưng trong thừa hành, một bộ phận cá nhân chưa thực hiện thì xử lý chỗ đó. Phải nhận diện đâu là lỗi do chính sách, đâu là lỗi người thừa hành”- ông Hình cho biết.

Dự thảo trước đây có quy định, trong hồ sơ đăng ký kiểm tra, doanh nghiệp phải nộp “Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới thực tế nhập khẩu hoặc Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, thì tại dự thảo mới nhất, quy định này đã tách ra để một số phương thức kiểm tra, doanh nghiệp không đáp ứng được quy định có thể lựa chọn các giải pháp thay thế.

Cùng đó, nội dung dự thảo mới đã có sự tiếp thu đáng kể ý kiến đóng góp, chỉnh sửa khá phù hợp, cụ thể như xe cơ giới chưa qua sử dụng cùng kiểu loại từng được đăng lý lưu hành tại các nước có mức khí thải tương đương hoặc cao hơn mức hiện hành của Việt Nam như khối Châu Âu, nhóm các nước phát triển (G7) sẽ không cần phải có bản chính 2 loại giấy nêu trên.

Bên cạnh đó, trong Dự thảo Thông tư mới nhất, ban soạn thảo đã bổ sung quy định về hậu kiểm. Đây là quy định được bổ sung nhằm triển khai Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP của Chính phủ. Mục đích của quy định này là giảm thời gian và chi phí trong quá trình thông quan hàng hóa.

Thông qua việc hậu kiểm, nếu phát hiện vi phạm thì tùy vào mức độ vi phạm thì cơ quan kiểm tra sẽ có các biện pháp tương ứng đối với người nhập khẩu và phương tiện.

Bình đẳng giữa xe nhập khẩu và xe trong nước

Đại diện cơ quan Quản lý Nhà nước, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình cho rằng, dự thảo Thông tư đưa ra lần này với mục đích đáp ứng sự kỳ vọng đảm bảo giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất, lắp ráp trong nước được đối xử như nhau trong việc kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận chất lượng, tạo ra hàng rào kỹ thuật đảm bảo an toàn chất lượng theo chỉ đạo của Chính phủ.

Khi Thông tư này có hiệu lực sẽ tác động tới tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu kể cả chính hãng và không chính hãng. Cũng theo ông Hình, với các nội dung trong dự thảo chỉ là hàng rào kỹ thuật cần thiết, không hạn chế quyền kinh doanh của các doanh nghiệp.

Với ôtô, dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu, trước khi đưa vào Việt Nam, mỗi quốc gia đều có quy chuẩn nhất định do Nhà nước ban hành và đòi hỏi phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật mới được tham gia lưu hành và sản xuất.

Dự thảo lần này cũng đưa thêm quy định khi các xe đã được nhập khẩu bị phát hiện có lỗi thì người nhập khẩu có trách nhiệm triệu hồi xe cơ giới nhập khẩu theo công bố của nhà sản xuất hoặc yêu cầu của cơ quan kiểm tra.

Trong trường hợp người nhập khẩu không thực hiện quy định, cơ quan kiểm tra sẽ tạm dừng việc xác nhận vào hồ sơ đăng ký kiểm tra, chứng nhận chất lượng với nhãn hiệu thuộc diện triệu hồi. Trước quy định này, nhiều người băn khoăn cho rằng việc triệu hồi xe sẽ rất khó khăn nếu không có sự hỗ trợ của nhà sản xuất.

Trong khi đó, hiện có đến hàng nghìn nhà nhập khẩu, do vậy việc triệu hồi sẽ được kiểm soát như thế nào. Đại diện Tiểu ban kỹ thuật Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) - ông Đoàn Trần Thái cũng cho rằng việc quy định triệu hồi xe còn khá sơ sài, chủ yếu kiểm soát tại cảng với các xe chưa thông quan mà không đưa ra quy định nào cụ thể đối với các doanh nghiệp nhập khẩu xe nhỏ lẻ.

Trước những băn khoăn của các doanh nghiệp, đại diện Cục Đăng kiểm cho rằng Nhà nước kiểm soát an toàn giao thông, chất lượng bằng nhiều công cụ chứ không chỉ thông tư. “Chính sách đúng thì không thay đổi, có thể chính sách đúng, nhưng trong thừa hành, một bộ phận cá nhân chưa thực hiện thì xử lý chỗ đó. Phải nhận diện đâu là lỗi do chính sách, đâu là lỗi người thừa hành”- ông Hình cho biết.

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng khẳng định Cục sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp từ phía các hiệp hội, doanh nghiệp, nhằm hoàn thiện dự thảo Thông tư trước khi báo cáo Bộ Giao thông - Vận tải để đưa ra quyết định cuối cùng.

Dự kiến, dự thảo thông tư sẽ được hoàn thành, thông qua từ nay tới hết năm để bắt đầu áp dụng vào đầu năm 2017 bởi càng lâu ban hành thông tư này, thì các doanh nghiệp nhập khẩu xe càng thiệt thòi.

Đ.Tiến

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này