Nghịch lý nhập khẩu ngô: Ngành Trồng trọt nói gì?

10:32 | 09/09/2016
Ngô của Việt Nam đang đứng trước nghịch lý sản phẩm làm ra nhiều, nhưng lại không có nơi tiêu thụ, trong khi các doanh nghiệp lại nhập khẩu ngô về cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
nganh trong trot noi gi ve nghich ly ngo cua viet nam thua ngay o san nha Đẩy mạnh tái cơ cấu nâng cao hiệu quả ngành trồng trọt
nganh trong trot noi gi ve nghich ly ngo cua viet nam thua ngay o san nha Nghành trồng trọt của Thủ đô đạt kết quả cao

Trao đổi với PV LĐTĐ, ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện trung bình mỗi năm Việt Nam nhập khẩu từ 3 - 4 triệu tấn ngô để sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi. Việc phải nhập khẩu ngô đã được các chuyên gia đề cập, song để có nhìn nhận khách quan về vấn đề này phải dựa trên số liệu cụ thể.

nganh trong trot noi gi ve nghich ly ngo cua viet nam thua ngay o san nha
Ngô của Việt Nam đang đứng trước nghịch lý sản phẩm làm ra nhiều, nhưng lại không có nơi tiêu thụ (trong khi các doanh nghiệp lại nhập khẩu ngô về cho sản xuất thức ăn chăn nuôi).

Số liệu thống kê cho thấy, mặc dù trong giai đoạn 2011 - 2014 diện tích trồng ngô toàn quốc tăng 56.200ha (chủ yếu tại trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên), song năng suất ngô Việt Nam hiện vẫn ở mức rất thấp, chỉ khoảng 4,8 tấn/ha, trong khi ở Mỹ năng suất khoảng 10 - 12 tấn/ha.

Điều này dẫn đến tình trạng sản lượng ngô trong nước không đủ phục vụ cho ngành Nông nghiệp, vì thế chúng ta đang phải nhập khẩu ngô để bảo đảm việc sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước.

Thưa ông, theo thông tin từ Cục Trồng trọt, mỗi năm nước ta đang dư thừa khoảng 7 triệu tấn gạo, trong khi lại phải nhập một lượng lớn ngô và ngũ cốc. Trước tình trạng gạo thừa ngô thiếu như hiện nay, ngành Nông nghiệp đã có biện pháp nào để cân bằng, phát huy lợi thế của từng loại cây trồng?

nganh trong trot noi gi ve nghich ly ngo cua viet nam thua ngay o san nha
Ông Ma Quang Trung.

Hằng năm chúng ta vẫn sản xuất ra khoảng 45 triệu tấn lương thực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cũng như đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, song thực tế vẫn thừa trên 7 triệu tấn gạo.

Nguyên nhân chủ yếu là dư địa để xuất khẩu gạo không quá nhiều vì một số nước vốn nhập khẩu nhiều gạo thời gian qua họ cũng phát triển cây lương thực nên về cơ bản là tự trang trải được, ảnh hưởng tới việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Vì vậy vấn đề đặt ra phải giảm diện tích đất trồng lúa để chuyển sang trồng những loại lúa có chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cũng như thị trường các nước nhập khẩu gạo.

Đối với ngô, mặc dù chúng ta có khoảng 1,2 triệu ha ngô, song hằng năm vẫn phải nhập rất nhiều ngô, còn bởi giá thành ngô của chúng ta làm ra cao hơn giá thành nhập vào khoảng 1.000 đồng/kg.

Không những thế, ngô của chúng ta thương hiệu lại chưa có (dẫu những năm gần đây, Việt Nam đã nghiên cứu, lai tạo cho ra nhiều giống ngô chất lượng rất tốt như các giống ngô lai, ngô biến đổi gen đạt được năng suất cao) trong khi đa số các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam là doanh nghiệp có có vốn đầu tư nước ngoài, họ rất khắt khe về mặt chất lượng, thương hiệu dẫn đến việc ngô trong nước khó tìm được cửa vào.

Do đó, bài toán đặt ra làm thế nào chuyển đất lúa sang làm ngô? Đồng thời tìm biện pháp giảm giá thành sản phẩm ngô trong nước để giảm sức ép nhập ngô từ nước ngoài như hiện nay.

Nhưng thưa ông, hiện nay diện tích trồng lúa ở Việt Nam đang dần bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vậy diện tích đất trồng ngô thì thế nào?

Theo GS. TSKH Trần Duy Quý - nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp - hiện nay chúng ta đang còn dàn trải trong đầu tư, không có tính kế thừa, liên tục, mà chỉ theo “nhiệm kỳ”.

Bên cạnh đó, hiện tại vấn đề xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia đang gặp nhiều khó khăn và việc “đẩy trách nhiệm” xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông dân là một lỗ hổng lớn.

Muốn làm thương hiệu, phải xây dựng từ giống, cách thu hoạch, bảo quản, chế biến, mẫu mã…chỉ lo đi buôn, lúc nào thua lỗ, lại kêu gọi trợ giá của Nhà nước là không ổn. Ở các nước trên thế giới, doanh nghiệp phải bỏ ra hết, Nhà nước chỉ tạo cơ chế, hành lang pháp lý.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất là một trong những nhiệm vụ kinh tế, chính trị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nói chung, phát triển ngành Nông nghiệp nói riêng, bởi thế chuyển đổi gì thì chuyển đổi phải đảm bảo đất dùng cho sản xuất nông nghiệp.

Còn sử dụng đất nông nghiệp cho việc chuyển đổi mô hình sản xuất cây trồng, vật nuôi thế nào lại là việc khác. Và thực tế, Chính phủ đã cho phép ngành Nông nghiệp sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha đất trồng lúa cho việc chuyển đổi mô hình nói trên. Do đó, sẽ không có chuyện thiếu đất để canh tác ngô.

Theo chúng tôi được biết, trước đây Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ người trồng ngô 2 triệu đồng/ha, (áp dụng ở ĐBSCL), còn nay đã mở rộng ra cả nước với mức hỗ trợ là 3 triệu đồng/ha. Theo ông chính sách mới này sẽ phát huy tác dụng thế nào?

Về chính sách hỗ trợ người dân, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 915 từ vụ hè thu năm 2016 cho phép các vùng trên địa bàn của cả nước được chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô, hỗ trợ với mức là 3 triệu đồng/ha. Tôi cho rằng, nếu chúng ta thực hiện chính xác và chu đáo, thì đây là một chính sách rất tốt cho người sản xuất.

Một là giải quyết được bài toán mà chúng ta vẫn nói giảm lương thực xuất khẩu đang dư thừa hiện nay. Thứ nữa, sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm ngô trong nước góp phần hạn chế tình trạng hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập siêu rất lớn ngô từ nước ngoài. Đồng thời, việc chuyển đổi linh hoạt như vậy sẽ đem lại nguồn thu nhập rất là tốt cho người nông dân khi người ta thực hiện chuyển đổi và khi người nông dân thực hiện thâm canh tăng vụ.

Xin cảm ơn ông!

Tuấn Minh – Hoàng Trần

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này