Ép buộc nhà phân phối kiểm tra khí thải xe máy:

Khó, rồi lại hòa cả làng!

06:25 | 27/08/2016
Lộ trình kiểm soát khí thải xe máy được Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị các nhà sản xuất xe máy phải kêu gọi các đại lý của hãng thực hiện trách nhiệm kiểm tra khí thải xe máy. Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) cho rằng, một số nhà sản xuất không có quyền ép buộc nhà phân phối kiểm tra khí thải xe máy.
kho roi lai hoa ca lang Xe máy sẽ phải kiểm định khí thải với mức phí từ 100.000 - 150.000 đồng
kho roi lai hoa ca lang Kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy: Người dân phải “cõng” thêm phí ?

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) tính đến hết năm 2015, cả nước có trên 49 triệu xe cơ giới được đăng ký, trong đó môtô, xe gắn máy chiếm 95% (khoảng 46,5 triệu xe). Riêng Hà Nội và TPHCM đã chiếm khoảng 12 triệu xe. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, hiện 70 - 90% lượng ô nhiễm không khí đô thị là từ các hoạt động giao thông và chủ yếu là xả thải từ các phương tiện xe máy khi tham gia giao thông.

kho roi lai hoa ca lang
Các nhà phân phối cho rằng việc ép họ kiểm tra khí thải xe máy là không phù hợp.

Từ thực trạng trên, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã xây dựng đề án kiểm soát khí thải môtô, xe máy để kiểm soát môi trường. Theo đó, sau khi các phương tiện được kiểm tra đạt tiêu chuẩn khí thải mới được cấp giấy chứng nhận. Nếu các phương tiện không đạt yêu cầu về xả thái khí thải sẽ phải bảo dưỡng, sửa chữa hoặc nâng cấp, thay thế phụ tùng thì mới đủ tiêu chuẩn lưu thông. Nếu phương tiện không thực hiện kiểm tra khí thải, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài ra, để đảm bảo có đủ cơ sở thực hiện kiểm tra khí thải xe máy, Cục Đăng kiểm đề nghị các nhà sản xuất, nhập khẩu xe máy phải có trách nhiệm cung cấp cả dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa xe đạt tiêu chuẩn khí thải bên cạnh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe theo quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Theo Cục Đăng kiểm các đại lý được ủy quyền chính thức của các hãng xe là lực lượng chính tham gia thực hiện kiểm tra khí thải xe máy vì đã có hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ nhân viên lành nghề đủ đảm đương dịch vụ này.

Về nội dung này, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam - Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam Minoru Kato nói, với hiện trạng thiếu các phương tiện giao thông công cộng và thuế ôtô cao như hiện nay, xe máy vẫn được xem là sự lựa chọn tốt nhất cho người dân sống ở khu vực thành phố lớn.

Xe máy hiện đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của người dân, khi mà các phương tiện giao thông công cộng chưa đủ đáp ứng về số lượng và chất lượng để thay thế nhu cầu đi lại bằng xe máy của người dân. Vì vậy, việc hạn chế xe máy tại Việt Nam đòi hỏi cần phải có một lộ trình rõ ràng.

Theo thống kê hiện nay, chỉ tính riêng 5 nhà sản xuất xe môtô, xe gắn máy hàng đầu tại Việt Nam là Honda, Yamaha, SYM, Piaggio và Suzuki đã có hệ thống lên đến 1.526 đại lý trên cả nước, riêng tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) là 529 đại lý. Chính vì vậy, theo ông Minoru Kato, các nhà phân phối của VAMM tham gia thực hiện kiểm tra khí thải chắc chắn sẽ phải bổ sung thêm chi phí và nhân lực. Cùng đó, các nhà phân phối của VAMM không phải là đại lý, tức là theo luật cạnh tranh, một số nhà sản xuất không có quyền ép buộc nhà phân phối của họ.

Về việc các nhà sản xuất có hỗ trợ hay không, VAMM vẫn chưa thảo luận và chưa thể trả lời vào thời điểm này. Bên cạnh đó, phía VAMM sẵn sàng phát triển các dòng xe máy mang đến tiện ích cho người sử dụng, đảm bảo giao thông an toàn và thân thiện môi trường đồng thời tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo, tuyên truyền kiến thức lái xe an toàn đến toàn thể người dân. Trước câu hỏi của phóng viên về tính khả thi của việc cấm sử dụng xe máy trên một số tuyến đường tại Hà Nội trong vòng 10 -15 năm tới, vị Chủ tịch VAMM bày tỏ quan điểm, xe máy hiện đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của người dân, khi mà các phương tiện giao thông công cộng chưa đủ đáp ứng về số lượng và chất lượng để thay thế nhu cầu đi lại bằng xe máy của người dân. Vì vậy, việc hạn chế xe máy tại Việt Nam đòi hỏi cần phải có một lộ trình rõ ràng.

Mặt khác, cũng cần hài hoà với mong muốn của người dân được lựa chọn sử dụng phương tiện giao thông thích hợp, cân nhắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất xe máy Việt Nam cũng như phù hợp với điều kiện thực tế của thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông công cộng thành phố trong từng thời kỳ. Tại lộ trình kiểm soát khí thải, Cục Đăng kiểm Việt Nam kiến nghị hỗ trợ cho việc kiểm tra khí thải từ nguồn thu thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu dựa trên số lượng xe được kiểm tra khí thải. Theo đó, có thể đưa ra cơ chế để người đưa xe đi kiểm định không phải trả tiền, cơ sở kiểm định được bồi hoàn tiền phí từ nguồn thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng như kinh nghiệm của Đài Loan hay nguồn kính phí được cấp theo quy định của Nhà nước.

Ngoài ra, phía Cục Đăng kiểm cho rằng các đại lý được ủy quyền chính thức của các công ty sản xuất, lắp ráp là lực lượng chính tham gia thực hiện kiểm tra khí thải xe máy vì số lượng các đại lý được ủy quyền đủ khả năng đáp ứng nhu cầu kiểm tra khí thải. Theo tính toán thì thời gian kiểm tra khí thải trung bình khoảng 8 phút/xe. Một điểm kiểm tra khí thải sẽ thực hiện kiểm tra được khoảng 16.640 xe/năm. Với thời hạn kiểm tra 2 năm/lần thì hạ tầng của các hãng xe hoàn toàn đảm đương được việc này. Quy định này theo các chuyên gia vừa gây khó cho các đại lý, mà nếu ép họ phải làm dẫn đến xe nào cũng đạt chất lượng khí thải dẫn đến hòa cả làng!

Đ. Tiến

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này