An toàn bay: Chim trời nhỏ gây tổn thất lớn

10:48 | 23/08/2016
Theo thống kê, máy bay bị chim đâm phải diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới, gây thiệt hại khoảng 600 triệu USD mỗi năm. Tại Việt Nam, trong năm qua, các sân bay trên cả nước đã xảy ra trên 43 vụ máy bay va chạm với chim trời, gây thiệt hàng tỉ đồng. Để giải quyết vấn đề này, tháng 7.2016, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trình Bộ GTVT và Cục Hàng không dự án lắp đặt hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng (FODetect) với kinh phí đầu tư gần 1.200 tỉ đồng.
tin nhap 20160823091101 Máy bay rơi lốp, nghi ngờ nguyên nhân do vật liệu và hỏng hóc

“Chim sắt” sợ chim trời

Theo đại diện Ban An ninh - an toàn, TCty Cảng hàng không (ACV) cho biết, khi máy bay va chạm với chim trời có thể gây móp méo vỏ. Đặc biệt, nếu chim vào bánh lái, động cơ máy bay, phá hủy thiết bị khi máy bay đang bay tốc độ lớn, uy hiếp an toàn. Do vậy, va chạm giữa chim trời và máy bay có thể biến thành tai nạn hàng không nghiêm trọng nếu các con chim lớn bị hút vào động cơ phản lực.

tin nhap 20160823091101
Chim trời gây nguy hiểm cho máy bay là rất lớn.

Tại Việt Nam đã có nhiều vụ va chạm giữ chim sắt và chim trời, cụ thể ngày 7.5.2015, một chuyến bay của Jetstar Pacific gặp phải sự cố khi va phải chim trời. Buộc hãng này phải thông báo sự cố bất khả kháng cho hành khách, đồng thời bố trí thêm nhân sự phục vụ khách chưa nhận được thông báo, giải quyết vấn đề phát sinh khác tại sân bay như thu xếp suất ăn, nước uống cho khách bị ảnh hưởng. Một sự cố tương tự xảy ra tối 30.9.2015 máy bay A320 mang số hiệu VN-A650 của VietJet Air từ Buôn Ma Thuột về sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã bị vam vào chim gây móp đầu khiến nhiều hành khách trên chuyến bay này được một phen hú hồn. Cùng đó, chuyến bay sau đó bị chậm 30 phút và ảnh hưởng dây chuyền tới một số chuyến bay ngày tiếp theo.

Gần đây nhất, chiều 15.8.2016 chuyến bay VN249 củaVietnam Airlines từ Hà Nội vào TP.HCM cất cánh lúc 13 giờ 50 phút gặp phải sự cố phải quay đầu lại sân bay Nội Bài sau khi cất cánh được khoảng 20 phút sau khi có tiếng động mạnh ở động cơ. Sau khi tiến hành kiểm tra kỹ thuật sân bay thì phát hiện có xác chim ở phần ống hút của động cơ số 1 và nguyên nhân được xác định là do chim va vào động cơ của máy bay. Buộc Vietnam Airlines phải bố trí hành khách trên máy bay đó sang một máy bay khác. Ngoài việc Vietnam Airlinesphải chịu thiệt hại vì máy bay phải sửa chữa, bố trí máy bay khác, gây chậm trễ cho hành khách.

Trong khi đó, Cục Hàng không Việt Nam luôn tăng cường công tác “đuổi chim” ở các sân bay như dùng bẫy chim, dùng ná và dùng loa phóng thanh, hay bắn súng đạn pháo hoa… là những biện pháp mà nhiều sân bay tại Việt Nam đang áp dụng để xua đuổi chim trời và kể cả việc nhập các thiết bị đuổi chim từ nước ngoài về song hiệu quả không cao. Vì các sân bay hiện chỉ có thể đuổi chim tầm thấp, chưa có thiết bị đuổi chim tầm cao chuyên dụng trong khi đó thường các vụ va chạm xảy ra khi máy bay đang hạ hay cất cánh. Có nghĩa là chim không va đập trong sân bay mà thuộc khu vực lân cận với bán kính 8km và địa hình khu vực gần các sân bay thường là núi đồi nên cũng rất khó xua đuổi. Cùng đó, một số đoàn của ACV cũng đã sang Singapore học tập kinh nghiệm đuổi chim, nhưng với đặc thù địa hình đồi núi của Việt Nam rộng lớn, nên thiết bị đuổi chim của Singapore đã không phát huy hiệu quả tại Việt Nam.

Uy hiếp nghiêm trọng an toàn bay

Trước sự uy hiếp của chim trời đối với “chim sắt” đang ở mức báo động, vừa qua TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã trình Bộ GTVT và Cục Hàng không Việt Nam dự án cung cấp giải pháp và lắp đặt hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng (FODetect) với kinh phí đầu tư hơn 1.160 tỉ đồng.

Theo đại diện Cục Hàng không, dự án còn thiếu các tài liệu kỹ thuật và thông tin thiết bị nên chưa thể xác định rõ khả năng làm việc tối ưu của hệ thống này trong điều kiện thời tiết xấu, ban ngày, ban đêm; vùng không gian có khả năng phát hiện, xua đuổi chim ở hai đầu tiếp cận khi tàu bay cất, hạ cánh cũng như khả năng tích hợp, mở rộng hệ thống thiết bị. Trong thời gian qua, nhiều vụ chim va vào tàu bay gây mất an toàn thường diễn ra với ngành hàng không, một tai nạn đã là quá nhiều. Bởi thế, không thể xem nhẹ bất kể yếu tố uy hiếp an toàn bay nào. Thời gian qua, nhiều vụ chim va vào tàu bay gây mất an toàn thường diễn ra và nhiều nhiều giải pháp và thiết bị đã được đưa ra song chưa hiệu quả.

Theo Phó tổng giám đốc ACV - Đào Việt Dũng để bảo an toàn cho các chuyến bay hiện trên thế giới đã có nhiều cảng hàng không đã trang bị hệ thống FODetect. Với hệ thống FODetect này sẽ phát hiện tự động, cảnh báo và xử lý toàn bộ chim, vật thể lạ trên đường hạ cất cánh có nguy cơ uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay, thay thế cho phương pháp hiện tại là quan sát bằng mắt thường tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Do Cty CP Tiến bộ quốc tế (AIC) đầu tư và triển khai thực hiện, theo đó phương án thu hồi vốn là nhà nước sẽ thu phí cất hạ cánh và hoàn trả nhà đầu tư trong thời gian 6 năm 6 tháng với mức phí dự kiến là 35 USD với mỗi chuyến bay quốc tế và 17 USD với các chuyến bay nội địa trên toàn bộ cảng hàng không ACV đang khai thác. Công nghệ mới sẽ tự động phát tín hiệu cảnh báo và xử lý kịp thời toàn bộ chim, vật thể lạ, có nguy cơ uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay và sẽ được triển khai tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Tuy nhiên, đề xuất này đang có nhiều ý kiến trái chiều, bởi số tiền đầu tư được cho là quá lớn vì phần lớn máy bay va phải chim trời tại các khu vực rừng núi như sân bay Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Cà Mau....Trong khi đó, hệ thống cảnh báo chim do ACV đề xuất đặt tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất là không hợp lý. Cùngđó, mức đầu tư thiết bị đuổi chim 1.160 tỉ đồng là rất lớn so với các thiết bị khác trong ngành và mức phí thu do ACV đề xuất cần xem xét lại và xây dựng mức thu phù hợp điều kiện và khả năng chịu chi trả của các hãng, không làm tăng thu đột ngột, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các Cảng hàng không Việt Nam. Cùng đó, chim trời thích nghi nhanh với môi trường, công nghệ phát sóng dù hiện đại đến đâu, sau một thời gian chim sẽ quen dần với tần số và không còn sợ nữa. Do vậy, cần cân nhắc cẩn thận trước khi đầu tư.

Đ.Tiến

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này