Cấm xe lưu thông quanh hồ Hoàn Kiếm vào ngày lễ, cần có lộ trình

13:38 | 19/08/2016
Để tạo không gian cho người dân Thủ đô và khách du lịch có thể tham quan, ngắm cảnh ở hồ Hoàn Kiếm, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP Hà Nội vừa đề xuất cấm toàn bộ ô tô, xe máy lưu thông quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm vào các ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần. Đề xuất mới đưa ra đã nhận được nhiều ý kiến của người dân.
can lo trinh cu the Thí điểm lập phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm từ ngày 1-10
can lo trinh cu the Chuyện chưa kể về tòa tháp và "động tiên" bên hồ Hoàn Kiếm

Xung quanh đề xuất mới của Phòng CSGT, công an TP. Hà Nội nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng không ít người tỏ ra băn khoăn.

can lo trinh cu the
Phố Đinh Tiên Hoàng - một trong số những tuyến phố được đề xuất cấm xe quanh hồ Hoàn Kiếm.

Bà Nguyễn Thu Quỳnh (ở phố Đường Thành, quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Tổ chức những tuyến phố đi bộ thì nhiều thành phố lớn trên thế giới đã làm và đem lại hiệu quả. Đi bộ không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe, giảm phương tiện, đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà còn giúp du khách và người dân có thể tham quan thành phố”.

Tuy nhiên, theo bà Quỳnh, nếu thực hiện ở trung tâm Thủ đô Hà Nội thì cần phải cân nhắc kỹ. Xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm vào những ngày cuối tuần số lượng phương tiện giao thông sẽ không giảm so với ngày thường bởi đó là những ngày mà gia đình, bạn bè tập trung đi chơi, thư giãn ngắm cảnh xung quanh hồ.

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS. Phạm Trung Lương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (Tổng cục Du lịch) cho rằng:

“Nhìn dưới góc độ của người làm du lịch thì đề xuất nêu trên là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch, nó cho thấy sự quan tâm vào cuộc của cả xã hội. Tuy nhiên xét trên thực tế, cần phải nhìn vào tính hiện thực của đề xuất. Bản thân những người làm du lịch như chúng tôi rất hoan nghênh, nhưng vấn đề có thực hiện được hay không lại là chuyện khác. Nếu đề xuất đưa ra rồi mà lại không thực hiện được thì đôi khi gây ra tác dụng ngược”.

“Nếu cấm toàn bộ phương tiện xung quanh hồ liệu có ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân, bởi không phải ai cũng lựa chọn cho mình hình thức đi bộ để tham quan, ngắm cảnh… Bên cạnh đó, cũng cần phải xem xét, nghiên cứu nhu cầu đi lại của người dân xung quanh khu vực để tránh gây khó khăn cho người tham gia giao thông”- bà Quỳnh nêu ý kiến.

Còn Kỹ sư Phan Tuấn Dương (phố Nguyễn Đức Cảnh, quận Hoàng Mai) lại bày tỏ nỗi lo khác: Từ khi có tuyến phố đi bộ ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào đã nảy sinh ra một số tiêu cực như bãi xe không phép thu tiền chặt chém người dân, là tình trạng lộn xộn, ô nhiễm môi trường trên tuyến phố đi bộ…

Nếu tiếp tục cấm các phương tiện đi lại quanh hồ Hoàn Kiếm thì các cơ quan chức năng cũng nên có biện pháp xử lý những vấn đề bất cập sẽ nảy sinh như tôi đã nêu trên. Vấn đề này cần phải nghiên cứu kỹ, có thời gian thử nghiệm và lộ trình triển khai cụ thể.

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS. Phạm Trung Lương - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (Tổng cục Du lịch) cho rằng: “Nhìn dưới góc độ của người làm du lịch thì đề xuất nêu trên là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch, nó cho thấy sự quan tâm vào cuộc của cả xã hội.

Tuy nhiên xét trên thực tế, cần phải nhìn vào tính hiện thực của đề xuất. Bản thân những người làm du lịch như chúng tôi rất hoan nghênh, nhưng vấn đề có thực hiện được hay không lại là chuyện khác. Nếu đề xuất đưa ra rồi mà lại không thực hiện được thì đôi khi gây ra tác dụng ngược”.

Theo ông Lương: Tính hiện thực, thực tế của đề xuất đó cần xuất phát từ nhu cầu đi lại của người dân ở khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm cũng như khu vực phố cổ. Nhu cầu như thế nào thì phải đánh giá một cách sát thực, cũng như thói quen của người dân. Đề xuất mới sẽ gặp phản ứng nếu kết quả của nó đi ngược lại nhu cầu cũng như thói quen hiện nay của người dân.

Chúng ta cũng đưa nhiều chính sách trong nhiều lĩnh vực, nhưng cuối cùng lại không thực hiện được, như việc xử lý vi phạm đối với phương tiện vượt đèn vàng vừa qua, ngay trong nội bộ của ngành giao thông và CSGT cũng đã có quan điểm trái ngược nhau rồi.

Đề xuất trên cần nghiên cứu nghiêm túc, đặc biệt về vấn đề đi lại và thói quen của người dân trong việc đi lại vào các thời điểm như ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Thứ Bảy, Chủ nhật người ta thường đi lại với mục đích gì, nhu cầu mua bán có thực tế hay không, hoặc có thể phân luồng giao thông để đáp ứng được cả nhu cầu với người đi bộ, người có phương tiện giao thông…

“Chúng tôi ủng hộ đề xuất thêm tuyến phố đi bộ cho người dân ở Thủ đô để kết hợp mua sắm, vui chơi, tham quan... Đó là vấn đề rất cần thiết, nhưng trong quá trình triển khai, phía cảnh sát giao thông cần phối hợp với ngành du lịch để có sự nhất quán trong việc chọn địa điểm, thời điểm thực hiện cũng như tìm ra giải pháp phù hợp nhất để thực hiện tốt nhất đề xuất đó”- TS Phạm Trung Lương chia sẻ.

Nếu đề xuất được triển khai, 3 tuyến phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay sẽ tạo thành tuyến đi bộ liên hoàn với khu phố cổ hiện nay. Các tuyến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm cũng sẽ được phân luồng giao thông theo phương án giống như các dịp bắn pháo hoa.

Đề xuất cấm xe quanh hồ Hoàn Kiếm ngày cuối tuần đã được Công an TP Hà Nội thông qua. Thêm nữa, cũng đã có những cuộc họp bàn về đề xuất này và đa phần ý kiến đều tán thành. Hiện đề xuất này đã được trình lên UBND Thành phố xem xét cho ý kiến.

Hoàng Duy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này