Khởi tố vụ sập nhà 43 Cửa Bắc: Bài học từ sự coi thường quy định

10:02 | 11/08/2016
Sự cố sập ngôi nhà 3 tầng số 43 phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) đã để lại hậu quả nghiêm trọng, cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ án. 
khoi to vu sap nha 43 cua bac bai hoc tu su coi thuong quy dinh Khởi tố vụ án vi phạm quy định về xây dựng
khoi to vu sap nha 43 cua bac bai hoc tu su coi thuong quy dinh Điều tra làm rõ trách nhiệm của các cá nhân vụ sập nhà 43 Cửa Bắc

Tuy nhiên, từ sự cố sập nhà 43 Cửa Bắc vừa qua và cả từ những vụ sập nhà gây hậu quả nghiêm trọng trước đó, dư luận không thể không đặt ra câu hỏi về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị thời gian qua.

Theo Cơ quan công an, căn cứ lời khai của những người liên quan và tài liệu thu thập được, nguyên nhân ban đầu của vụ sập nhà tại địa chỉ số 43 Cửa Bắc được xác định do 3 yếu tố: Nhà số 43 Cửa Bắc được xây dựng từ lâu, hệ thống móng và tường chịu lực kém; mưa dài ngày từ cơn bão số 1 gây ảnh hưởng; quá trình thi công nhà số 41 không có những biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh… dẫn đến công trình nhà số 43 phố Cửa Bắc sập, đổ.

khoi to vu sap nha 43 cua bac bai hoc tu su coi thuong quy dinh
Bất cẩn trong thi công nhà 41, khiến công trình số 43 Cửa Bắc bị sập, gây hậu quả nghiêm trọng.

Điều tra ban đầu của cơ quan công an cho thấy, căn nhà 3 tầng số 43 đổ sập nằm sát nhà số 41 do bà Nguyễn Thị Vân (82 tuổi) làm chủ.

Do nhà xây lâu năm đã xuống cấp, nên bà Nguyễn Thị Vân đã làm hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà và được UBND quận Ba Đình đồng ý với điều kiện trước khi khôi phục lại nhà cũ phải lập hồ sơ khảo sát hiện trạng các công trình liền kề, đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc hư hỏng các công trình liền kề.

Bàn về vấn đề này, KTS Chu Khánh Toàn - Hội Kiến trúc sư TP Hà Nội cho biết, ở Hà Nội, do đặc thù nhà ống và cả yếu tố lịch sử để lại, nên có không ít ngôi nhà có nền móng rất sơ sài.

Tình trạng này diễn ra phổ biến ở những căn nhà xen kẹt, nhà trong ngõ, hẻm… những nơi vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi khi di chuyển máy móc, nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó, nhiều ngôi nhà lúc đầu chỉ là 1 - 2 tầng, móng được gia cố bằng gạch mà không đóng cọc bê tông, cọc tre để chịu tải, sau này do nhu cầu sử dụng tăng, những ngôi nhà này lại được chồng thêm 1 - 2 tầng nữa nên ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến hệ thống móng của ngôi nhà.

Thế nhưng, bà Vân không thực hiện đúng những nội dung trên, sau đó, bà Vân đã thuê em vợ là Trần Tiến Tuấn (31 tuổi, quê Thanh Hóa) xây lại nhà số 41. Anh Tuấn thuê thêm anh Bùi Quốc Tùng (30 tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội) đào móng và vận chuyển phế thải của ngôi nhà 41. Đêm mùng 3, rạng sáng 4.8, anh Hùng thuê máy xúc đến đào móng sâu khoảng 2 mét. Trong quá trình thi công thì xảy ra việc sập nhà số 43.

Cơ quan chức năng khẳng định, nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả nghiêm trọng tại địa chỉ số 43 Cửa Bắc chính là sự cẩu thả trong thi công công trình số nhà 41. Ngoài ra cũng phải kể đến nguyên nhân thứ 2 cũng cẩu thả không kém là hệ thống móng của tòa nhà số 43 Cửa Bắc được thiết kế và xây khá sơ sài.

Bàn về vấn đề này, KTS Chu Khánh Toàn - Hội Kiến trúc sư TP Hà Nội cho biết, ở Hà Nội, do đặc thù nhà ống và cả yếu tố lịch sử để lại, nên có không ít ngôi nhà có nền móng rất sơ sài. Tình trạng này diễn ra phổ biến ở những căn nhà xen kẹt, nhà trong ngõ, hẻm… những nơi vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi khi di chuyển máy móc, nguyên vật liệu.

Bên cạnh đó, nhiều ngôi nhà lúc đầu chỉ là 1 - 2 tầng, móng được gia cố bằng gạch mà không đóng cọc bê tông, cọc tre để chịu tải, sau này do nhu cầu sử dụng tăng, những ngôi nhà này lại được chồng thêm 1 - 2 tầng nữa nên ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến hệ thống móng của ngôi nhà.

Trong điều kiện bình thường khi các khối nhà dựa vào nhau thì không có vấn đề gì lớn, nhưng đến khi các nhà bên đập đi, xây mới nếu không có biện pháp đảm bảo an toàn, hậu quả sẽ khá nghiêm trọng.

Cụ thể hơn, KTS Chu Khánh Toàn cho rằng, khi triển khai xây, đào móng công trình, nếu đơn vị thi công đào hố sâu hơn móng nhà bên cạnh thì sẽ xẩy ra hiện tượng chảy đất. Hiện nay, khoa học xây dựng đã tiến bộ, có nhiều biện pháp thi công khá an toàn có thể áp dụng cho những công trình xây chen, xây nhà trong khu nhà liên kế đó là áp dụng mô hình đóng cọc tre, tường cừ larsen, tường vây, cọc ximăng ép…

Tuy nhiên, do tiết kiệm chi phí, nhiều chủ đầu tư đã phớt lờ, thậm chí bỏ qua khâu này, tình trạng này đặc biệt xảy ra rất nhiều ở các công trình dân sinh, nơi có sự giám sát của cơ quan chức năng khá lỏng lẻo.

“Về nguyên tắc, trong quy định của hồ sơ xin phép xây dựng công trình, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải bắt buộc có các biện pháp nhằm chống đỡ cho các công trình liền kề xung quanh, nếu không thực hiện, chủ đầu tư sẽ vi phạm Luật Xây dựng” – KTS Chu Khánh Toàn nhấn mạnh.

Một vấn đề đáng nói nữa đó là công tác khảo sát địa chất, đặc biệt là khảo sát tại các công trình dân sinh diễn ra khá lỏng lẻo. Thực tế, việc khảo sát này là không khó, thậm chí là khá đơn giản. Theo khảo sát của PV, thông thường các công trình dân sinh với diện tích dưới 100m2 chỉ cần 2 mũi khoan với chi phí cả máy móc nhân công khoảng 6 triệu đồng.

Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, nhiều chủ đầu tư đã bỏ qua khâu này, dẫn đến tình trạng nhiều công trình dân sinh bị sụt, nghiêng lún, điển hình như công trình nhà số177 ngõ Quan Thổ 1, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (Hà Nội) bị nghiêng gần 1 mét, gây nguy hiểm cho các hộ dân xung quanh.

Thực tế, công tác thẩm định hồ sơ xây dựng đã được quy định khá cụ thể và đầy đủ trong luật, tuy nhiên khi triển khai, áp dụng thực tế, nhiều chủ đầu tư đã phớt lờ, thậm chí bỏ qua nhiều khâu thẩm định an toàn.

Trong khi đó, việc thanh, kiểm tra của lực lượng chức năng đối với các công trình dân sinh vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tương xứng với kỳ vọng. Mong rằng, sự cố sập ngôi nhà số 43 Cửa Bắc ngày 4.8 vừa qua sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh để các cơ quan chức năng cùng vào cuộc, tăng cường hơn nữa công tác quản lý, phòng tránh, hạn chế rủi ro.

Tuấn Dũng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này