Phim chuyển thể từ cốt truyện cổ tích:

Không khéo, rất dễ có “sạn”

10:22 | 09/08/2016
Cùng thời điểm này, 2 dự án phim khai thác những truyện cổ tích “Sơn tinh - Thủy tinh” và “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” đang chuẩn bị ra mắt khán giả. Với lợi thế bởi cốt truyện, nhân vật quen thuộc, tuy nhiên, như dòng phim lịch sử, nếu các nhà làm phim không khéo léo trong cách làm, thì rất dễ có nhiều “sạn”.
tin nhap 20160809101518 Ra mắt “Gia phả của đất”
tin nhap 20160809101518 Đạo diễn“Chỉ có thể là yêu” tái xuất với “Bạch Mã hoàng tử”

Phim cổ tích chuẩn bị ra rạp

“Tấm Cám: Chuyện chưa kể” của Ngô Thanh Vân - không chỉ là người viết kịch bản, nhà sản xuất, đạo diễn của bộ phim, mà còn đóng vai mẹ ghẻ. Phim này thuộc thể loại giả tưởng, có kinh phí 20 tỉ đồng và là dự án dài hơi nhất, lớn nhất của Ngô Thanh Vân từ trước đến nay. Ngoài 3 nhân vật chính: Ngô Thanh Vân (dì ghẻ), Lan Ngọc (Cám) và Hạ Vi (Tấm), phim còn quy tụ NSND Ngọc Giàu, NSƯT Thành Lộc, NSƯT Hữu Châu cùng những gương mặt trẻ như Isaac, Will, Ngọc Trai...

tin nhap 20160809101518
Hình ảnh trong trailer phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”.

Được biết, Ngô Thanh Vân đã phải cùng 5 tác giả dành 3 tháng để viết, chỉnh sửa kịch bản. Phim được bấm máy vào tháng 9.2015 và dự kiến sẽ ra mắt khán giả trong tháng 8 này. Để mang thế giới cổ tích giả tưởng đến người xem, Ngô Thanh Vân đã dùng công nghệ hình ảnh CGI trong gần 70% các cảnh kỹ xảo. Công nghệ này đã được các nhà sản xuất phim danh tiếng của thế giới áp dụng ở những phim bom tấn như “Avatar”, “The Jungle Book”,... Trailer của phim hiện đã vượt ngưỡng 1 triệu lượt xem trên Youtube. Đây có thể coi là kỉ lục của một bộ phim điện ảnh của Việt Nam sản xuất.

Thận trọng khi làm phim

Không phải tới nay, những truyện cổ tích nổi tiếng của Việt Nam mới được các nhà làm phim khai thác, đưa lên phim, mà trước đó, đã có hình ảnh “Thạch Sanh, Lý Thông” hay “Tấm Cám” trên phim điện ảnh. Công bằng mà nói, công nghệ làm phim thời đó tuy đơn giản, nhưng vẫn lấy được tình cảm khán giả, đặc biệt là khán giả nhí, bởi nội dung bám sát truyện gốc. Còn với các nhà làm phim hiện tại, đôi khi, nội dung dựa vào truyện cổ tích chỉ là yếu tố nhằm kéo khán giả ra rạp. Nhưng, cốt truyện cổ tích được sáng tạo thêm rất nhiều tình tiết với công nghệ, kỹ xảo 3D hiện đại, hoành tráng, vô hình chung đã tạo tác dụng ngược.

Theo họa sĩ Trương Đức Hải, cái lấn bấn trong khâu trang phục phim lịch sử hiện nay ở Việt Nam là thiếu đội ngũ hoạ sĩ thiết kế trang phục.

Còn nhớ, bộ phim “Cuộc chiến với chằn tinh” của đạo diễn Đỗ Quang Hải Âu ra mắt khán giả cách đây 2 năm, đã thất bại. Bộ phim nói về sự anh dũng của Vua Hùng thứ 9 với nỗ lực xây dựng, mở mang, giữ gìn vương quốc Âu Lạc. Đan xen vào đó là cuộc chiến chống chằn tinh của chàng Thạch Sanh dũng cảm và mối tình lãng mạn với Công chúa Quỳnh Nga. Với kinh phí trên 10 tỉ đồng, thời gian sản xuất 3 năm, cùng với việc sử dụng công nghệ hiện đại sinh động, nhưng cũng không đủ sức cạnh tranh với các bộ phim bom tấn ra rạp thời điểm đó.

Theo đạo diễn Phạm Đông Hồng, làm phim chuyển thể từ truyện cổ tích không hề đơn giản, vì nếu không cẩn thận, rất dễ mắc phải những “hạt sạn”, bởi làm nghệ thuật là phải sáng tạo, nhưng phải dựa trên nền tảng, chứ đừng đi quá đà.

Ngoài nội dung, kịch bản, bối cảnh, lời thoại - sự thách thức các nhà làm phim, thì phục trang của thể loại phim này cũng luôn là vấn đề trăn trở của những người làm điện ảnh. Không ít những bộ phim đề tài dân gian trước đó mắc phải những lỗi “dở khóc dở cười” trong trang phục diễn viên. Theo họa sĩ Trương Đức Hải, cái lấn bấn trong khâu trang phục phim lịch sử hiện nay ở Việt Nam là thiếu đội ngũ hoạ sĩ thiết kế trang phục.

Ngay cả bộ phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” được Ngô Thanh Vân đầu tư khá kỹ lưỡng về trang phục, nhưng cũng không tránh khỏi những tranh cãi trái chiều. Nhiều khán giả cho rằng, trang phục của Cám, dì ghẻ quá tân thời, màu mè, không thuần Việt,… Còn phía nhà sản xuất cũng giải thích, dù truyện không thuộc bất kỳ triều đại lịch sử nào, song ê-kíp thực hiện vẫn thiết kế cách tân bám theo trang phục truyền thống Việt Nam.

Theo họa sĩ Trương Đức Hải, sự sáng tạo cũng phải dựa trên một nền tảng văn hóa của thời đại đó, không được bóp méo lịch sử, xuyên tạc giá trị văn hóa vốn có, bởi sẽ dẫn đến các thế hệ sau hiểu sai giá trị lịch sử.

Lưu Nhi

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này