Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó bão số 2

16:53 | 01/08/2016
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 1.8, bão Nida đã vào biển Đông trở thành cơn bão số 2 của năm 2016; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 11, giật cấp 13-14. Do ảnh hưởng của bão, từ hôm nay khu vực phía bắc biển Đông sẽ có gió mạnh cấp 8 đến cấp 11, vùng gần tâm bão cấp 13 - 14, giật cấp 16, cấp 17. Để phòng ngừa sự tàn phá của bão Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó với bão.
thu tuong yeu cau tap trung ung pho bao so 2 Thủ tướng yêu cầu rút kinh nghiệm công tác dự báo thời tiết
thu tuong yeu cau tap trung ung pho bao so 2 Quận Đống Đa hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra
thu tuong yeu cau tap trung ung pho bao so 2 Quận Nam Từ Liêm chủ động khắc phục thiệt hại bão số 01
thu tuong yeu cau tap trung ung pho bao so 2 Hà Nội: Tập trung khắc phục hậu quả bão số 1
thu tuong yeu cau tap trung ung pho bao so 2
Bão số 1 khiến nhiều cây cối tại Hà Nội bị đổ

Theo dự báo hiện bão di chuyển về hướng bờ biển của Hồng Kông nhưng phạm vi ảnh hưởng của bão rất rộng, hoàn lưu bão có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển và đất liền nước ta. Đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng, tiếp tục mạnh thêm và diễn biến còn rất phức tạp, không loại trừ khả năng bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền nước ta.

Để chủ động phòng, tránh, ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão, trước hết là đối với phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, tránh tư tưởng chủ quan, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ TNMT, TTTT, NNPTNT, GTVT, Quốc phòng và UBND các tỉnh thành phố tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tổ chức dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão.

Chủ động hướng dẫn tàu thuyền không đi vào và khẩn trương thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm, những trường hợp không bảo đảm an toàn kiên quyết yêu cầu di chuyển về bờ tránh trú. Chủ động kiểm tra, chỉ đạo các địa phương rà soát phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phương án vận hành các hệ thống thủy lợi để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho các tàu vận tải trên biển.

Đồng thời theo dõi chặt chẽ và thường xuyên cập nhật diễn biến của bão để kịp thời chỉ đạo các cấp chính quyền ở địa phương và người dân triển khai các biện pháp chủ động phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan. Thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để điều chỉnh kế hoạch sản xuất, chủ động hướng dẫn thoát ra và không đi vào vùng nguy hiểm. Kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm vào nơi trú tránh, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, kể cả đối với tàu vận tải.

Chủ động rà soát phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, tiêu thoát nước chống ngập úng đối với sản xuất nông nghiệp và tại các đô thị, khu dân cư trên địa bàn; rà soát, chủ động di dời các hộ dân đang sống tại các khu vực nguy hiểm hoặc sẵn sàng thực hiện phương án sơ tán khi bão có nguy cơ ảnh hưởng. Có phương án ứng phó với mưa lũ lớn, sạt lở đất, lũ quét, sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại khu vực miền núi, trung du có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét để đảm bảo an toàn.

Minh Hạnh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này