Thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017:

Chọn những vấn đề dân sinh bức xúc

11:19 | 26/07/2016
Sáng qua (25.7), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội (QH) đã nghe và thảo luận về Tờ trình dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2017.
tin nhap 20160726092222 Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra mắt báo giới
tin nhap 20160726092222 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Bộ Chính trị đã chỉ đạo chặt chẽ vụ Formosa
tin nhap 20160726092222 Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tái đắc cử Chủ tịch Quốc hội
tin nhap 20160726092222 Bầu nhân sự Quốc hội khóa XIV
tin nhap 20160726092222 Luật đã có, không thể khó triển khai

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Tổng thư ký QH- Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2017. Theo đó, trong chương trình giám sát của QH năm 2017, bên cạnh việc xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2017… QH dự kiến sẽ thực hiện giám sát 2 chuyên đề; UBTVQH giám sát 2 chuyên đề tại phiên họp tháng 8 và tháng 9; Hội đồng Dân tộc giám sát 2 chuyên đề, các Ủy ban giám sát 1 - 2 chuyên đề.

tin nhap 20160726092222
Các dự án BOT-BT-PPP giao thông sẽ được đề nghị giám sát.

Về đề xuất nội dung giám sát chuyên đề, trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu ý kiến kiế́n nghị của các cơ quan, UBTVQH trình QH xem xét, quyết định 2 trong 4 nội dung để làm giám sát chuyên đề của QH trong năm 2017. Một là việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 (giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban Về các vấn đề xã hội giúp về nội dung giám sát). Hai là, việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2016 (giao Ủy ban Pháp luật giúp chủ trì về nội dung giám sát). Ba là việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng, chuyển giao (BT) và hợp tác công - tư (PPP) (giao Ủy ban Kinh tế giúp chủ trì về nội dung giám sát). Bốn là, việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với ngư dân gắn với phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh (giao Ủy ban Quốc phòng và an ninh giúp chủ trì về nội dung giám sát).

Trong quá trình thảo luận, đa số đại biểu QH cơ bản nhất trí với nội dung Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2017. Đồng thời cho rằng, tiêu chí lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề phải là những vấn đề bức xúc, nổi lên ở tầm vĩ mô; không trùng với các chuyên đề đã được QH, UBTVQH tiến hành giám sát trong khoảng từ 3 đến 5 năm tính đến thời điểm đề xuất; bảo đảm cân đối, phù hợp giữa các lĩnh vực; và có phạm vi giám sát phù hợp với điều kiện thực hiện của các cơ quan của QH.

Cho ý kiến về lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề, nhiều đại biểu QH cho rằng, cả 4 nội dung UBTVQH dự kiến đều là những chuyên đề quan trọng, đang được cử tri quan tâm, lo lắng. Nhiều ĐBQH nhất trí lựa chọn việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011 - 2016 làm chuyên đề giám sát tối cao của QH. Đại biểu QH Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) nhấn mạnh, thực phẩm không an toàn đã, đang tác động tiêu cực, đe dọa đến cuộc sống, sức khỏe của người dân.

Do đó, việc giám sát là cần thiết, để QH kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan chức năng trước những kiến nghị của QH về vấn đề an toàn thực phẩm cũng như kiểm nghiệm hệ thống pháp luật đã ban hành có phù hợp, đầy đủ để điều chỉnh về vấn đề ATTP hay không. Còn đại biểu QH Tô Văn Tám (Kon Tum) chỉ rõ thực trạng, tất cả các khâu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, từ chế biến, sản xuất đến kinh doanh, hiện đang có vấn đề, dẫn tới việc ngăn chặn thực phẩm bẩn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó, về mặt quản lý Nhà nước với ATTP có 3 bộ chủ chốt, gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, dù đã nỗ lực, song vẫn còn nhiều bất cập, chưa xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm cũng như còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ… Ngoài ra, không loại trừ việc có hiện tượng tha hóa của một số cán bộ, công chức trong thực thi công vụ về quản lý Nhà nước về ATTP. Cùng lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề về ATTP.

Ngoài ra, một số đại biểu Quốc hội đề nghị năm 2017, bản thân UBTVQH phải tiến hành giám sát chuyên đề các dự án BOT- BT - PPP xem hiệu quả thực chất của vấn đề xã hội hóa đầu tư xã hội hạ tầng giao thông ra sao. Thực tế thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp và dư luận đang hết sức bức xúc với việc đi đâu cũng thấy các trạm thu phí BOT. Các trạm thu phí mọc lên rất dày, trong khi người dân và cộng đồng DN thì đã phải đóng phí đường bộ. Thậm chí, một số đại biểu QH còn đề xuất điều quan trọng thông qua giám sát tìm ra “kẻ hở” về cơ chế xem vì sao các DN lại đua nhau làm BOT- BT giao thông? Quy định về kéo dài gian thu phí 10 - 15, thậm chí 20 năm trên một dự án liệu có hợp lý?

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, ngay sau phiên họp, Tổng thư ký QH, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc sẽ gửi phiếu xin ý kiến ĐBQH nhằm lựa chọn ra 2 nội dung chuyên đề để QH giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao UBTVQH giám sát và báo cáo QH.

N.Tuấn

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này