![]() | Cách xử trí khi bị bỏng lửa, dầu ăn và nước sôi |
![]() | 6 mẹo giúp làn da khô trở nên mềm mại |
![]() |
Theo bác sĩ Nguyễn Băng Tâm (Viện bỏng Quốc gia), bỏng có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên khi bị bỏng với bất kỳ nguyên nhân nào đều có nguy như: Sốc bỏng, mất nước, điện giải, nguy cơ nhiễm khuẩn, suy giảm sức đề kháng… đe dọa tính mạng. Còn khi bị bỏng vùng chi thể, vùng khớp, có nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng trầm trọng nếu không điều trị đúng cách. Bệnh nhân có thể để lại sẹo biến dạng, co kéo ảnh hưởng tới vận động.
Nói về cách xử lý vết bỏng, theo bác sĩ Tâm, ngay tại chỗ bệnh nhân cần được ngâm rửa vết bỏng, tiến hành chẩn đoán diện tích và độ sâu. Thay băng xử lý kỳ đầu theo quy định. Áp dụng các biện pháp khác như ủ ấm, bù nước điện giải đường uống, dinh dưỡng… rồi nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế có đủ phương tiện hồi sức cấp cứu để chống sốc, chống nhiễm trùng… Chờ khi bệnh nhân qua giai đoạn nguy kịch sau đó nhanh chóng chuyển bệnh nhân lên tuyến Trung ương để điều trị tiếp, can thiệp chuyên sâu khác. Ngoài ra, theo bác sĩ Tâm, mọi người dân khi bị bỏng cần thực hiện đúng các biện pháp sơ cấp cứu tại chỗ và chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế tin cậy được điều trị đúng phương pháp, không tự điều trị hoặc điều trị tại các cơ sở y tế không được phép. Khi có dấu hiệu nặng, không xử trí được, các cơ sở y tế cần nhanh chóng chuyển lên tuyến trên.
Trang Thu
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/xu-ly-vet-thuong-khi-bi-bong-39392.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này