Hà Nội quyết tâm nằm trong top dẫn đầu về PCI

08:53 | 28/06/2016
“5 năm nữa, Hà Nội lọt top 10 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh/thành phố; Đến năm 2025, Hà Nội sẽ dừng hoạt động xe máy cá nhân…” là những mục tiêu và giải pháp được lãnh đạo TP.Hà Nội đưa ra tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ V, diễn ra ngày 27.6.
ha noi quyet tam nam trong top dan dau ve pci Hà Nội xem xét việc cấm xe máy hoạt động từ năm 2025
ha noi quyet tam nam trong top dan dau ve pci Lộ trình hạn chế xe cá nhân nên như thế nào?

Mục tiêu nhóm 10 địa phương dẫn đầu về PCI

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ V thảo luận, cho  ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP.Hà Nội giai đoạn 2016 -2020.

Trong đó, 2 Chương trình được thông qua tại Hội nghị lần này là Chương trình số 03: “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016 - 2020” và Chương trình 06: “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại giai đoạn 2016 – 2020”.

ha noi quyet tam nam trong top dan dau ve pci
Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và các đồng chí Phó Bí thư chủ trì Hội nghị.

Theo dự thảo Chương trình số 03, Thành ủy đánh giá: Giai đoạn 2011- 2015, kinh tế Thủ đô đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những kết quả toàn diện và nổi bật, như: Kinh tế tăng trưởng khá, đạt 9,23%; cơ cấu kinh tế chuyển hướng tích cực, tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

Từng bước hình thành một số khu công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tăng liên tục trong 3 năm trở lại đây, năm 2015  xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh…

Tham luận tại hội nghị, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, Thành phố cần quan tâm đến lao động sau cổ phần hóa, bởi thực tế đã có hiện tượng người lao động mất việc làm, bị nợ bảo hiểm xã hội...

Cũng theo Chủ tịch Nguyễn Thị Tuyến, Thành phố cũng cần kiến nghị với Chính phủ, với các bộ, ngành giao cho Hà Nội đầu tư, xây dựng và quản lý toàn bộ khu Công nghệ cao Hòa Lạc, qua đó, sẽ tăng cường thu hút đầu tư, phát triển khoa học công nghệ của Thành phố.

Bởi thực tế, nhiều năm qua, tiến độ đầu tư tại đây rất chậm, sự phối hợp với Hà Nội cũng khó khăn. Bên cạnh đó, hiện nay, có tình trạng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa còn để hoang hóa, do đó Thành phố cần có chế tài để hạn chế tình trạng này, đồng thời, có cơ chế khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, kinh tế Thủ đô còn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp; chưa có nhiều doanh nghiệp, sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường; công nghệ, quản lý sản xuất chậm đổi mới, năng suất lao động chưa cao; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, nhưng còn chậm so với yêu cầu; huy động đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách còn hạn chế.

Để khắc phục hạn chế này, Dự thảo Chương trình 03 của Thành ủy đặt ra mục tiêu cụ thể là trong vòng 5 năm tới, sẽ nâng vị trí của Hà Nội trong bảng xếp hạng các chỉ số PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh) và chỉ số PCI trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước.

Thảo luận tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, để hoàn thành được các mục tiêu nói trên, bên cạnh việc phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, thì quan trọng nhất vẫn là khâu tổ chức thực hiện phải đạt hiệu quả.

Cần nâng cao vai trò của các sở, ngành trong việc xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư hạ tầng đồng bộ, tránh tình trạng “có đoạn đường làm được thời gian ngắn lại có mấy ông đến đào, tháng trước đào, lấp; tháng sau lại có tổ khác đến đào tiếp.

Hoặc tránh tình trạng “trên trải thảm” để thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng ở dưới thì vẫn còn hiện tượng “rải đinh lổn nhổn”.

Tham luận tại hội nghị, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, Thành phố cần quan tâm đến lao động sau cổ phần hóa, bởi thực tế đã có hiện tượng người lao động mất việc làm, bị nợ bảo hiểm xã hội…

Cũng theo đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Thành  phố cũng cần kiến nghị với Chính phủ, với các bộ, ngành giao cho Hà Nội đầu tư, xây dựng và quản lý toàn bộ Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, qua đó, sẽ tăng cường thu hút đầu tư, phát triển KHCN của Thành phố.

Bởi thực tế, nhiều năm qua, tiến độ đầu tư tại đây rất chậm, sự phối hợp với Hà Nội cũng khó khăn. Bên cạnh đó, hiện nay, có tình trạng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa còn để hoang hóa, do đó Thành phố cần có chế tài để hạn chế tình trạng này, đồng thời, có cơ chế khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Giải đáp những băn khoăn của các đại biểu, nhất là những lo lắng về việc liệu chỉ số PCI của Hà Nội có lọt được vào top 10 trong 5 năm tới hay không, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, đây là chỉ tiêu hoàn toàn trong tầm tay của Thành phố nếu thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp đồng bộ đã đề ra.

“Hiện nay, Ban cán sự Đảng UBND TP đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tất cả những chỉ số nào của Hà Nội hiện đang thấp sẽ phải tập trung để nhanh chóng cải thiện trong 5 năm tới, gắn với vai trò, trách nhiệm trực tiếp của các sở, ngành, kiên quyết phấn đấu để 5 năm tới Hà Nội phải nằm trong top 10 về PCI” - Chủ tịch UBND TP cho biết.

Đến năm 2025: Hà Nội sẽ dừng hoạt động xe máy cá nhân

Bàn luận về Chương trình số 06 “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh và hiện đại giai đoạn 2016-2020”, Thành phố đưa ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm 5 năm tới, sẽ tập trung mọi nguồn lực đầu tư các công trình giao thông khung; đầu tư xây mới các bến xe khách liên tỉnh theo xu hướng hiện đại; tăng cường công tác quản lý, bảo trì và phát triển có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.

Cùng đó, Hà Nội sẽ rà soát, điều chỉnh và tăng thêm các tuyến xe buýt cho phù hợp; tăng cường giao thông công cộng, từng bước hạn chế phương tiện cá nhân. Đặc biệt, Thành phố đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2025 sẽ dừng hoạt động các phương tiện xe máy cá nhân…

Tại hội nghị, góp ý kiến vào vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường đề nghị thành phố phải nhanh chóng xây dựng đề án phát triển xe buýt, trong đó tăng số đầu xe, đầu tuyến lên 1,5 - 2 lần so với hiện nay. Ông dẫn chứng, nhiều năm qua, số lượng đầu xe buýt của Hà Nội vẫn là 1.000 chiếc, trong khi nhu cầu sử dụng xe buýt của nhân dân và mong muốn của Thành phố là rất cao.

Trong khi đó, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Vũ Cao Minh cho rằng, bên cạnh xe máy cá nhân, người dân ở nội đô đang có xu hướng chuyển sang dùng xe đạp điện và xe máy điện, do đó cần bổ sung chỉ tiêu giảm 50% số phương tiện thô sơ cá nhân trong 5 năm tới, trong đó có xe máy, xe đạp điện, xe máy điện…

Trong các loại hình giao thông, ông Minh gợi ý nên tận dụng cả giao thông đường thủy. Sông Tô Lịch có nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử với Thủ đô, nếu cải tạo tốt, sẽ vừa có thể bảo vệ môi trường vừa có khả năng giao thông đường thủy ở mức hạn chế.

Hạnh - Vũ

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này