Tổng LĐLĐVN:

Hỗ trợ pháp lý để NLĐ tự bảo vệ chính mình

19:53 | 22/06/2016
Ngày 22.6, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) phối hợp với Tổng LĐLĐ Pháp, Gret Việt Nam tổ chức hội thảo “Hỗ trợ pháp lý cho lao động nữ nhập cư tại Việt Nam”. Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng chủ trì hội thảo.
ban giai phap ho tro phap ly cho lao dong nu nhap cu Tư vấn, khám sức khỏe sinh sản cho lao động nữ
ban giai phap ho tro phap ly cho lao dong nu nhap cu Đẩy mạnh mạng lưới doanh nghiệp nữ
ban giai phap ho tro phap ly cho lao dong nu nhap cu Hơn 62% lao động nữ địa phương muốn được đào tạo trong 3 nhóm nghề

Tại hội thảo, các cán bộ nữ công, chính sách pháp luật và công tác tuyên giáo đến từ LĐLĐ các tỉnh, thành phố đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật, những mô hình thành công trong hỗ trợ pháp lý cho lao động (LĐ) nữ nhập cư, từ đó tiếp tục thúc đẩy hoạt động trợ giúp pháp lý cho LĐ nữ nhập cư. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn trong thời gian tới với phương châm hỗ trợ pháp lý để người LĐ tự bảo vệ chính mình.

ban giai phap ho tro phap ly cho lao dong nu nhap cu
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng phát biểu khai mạc hội thảo

Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hồng, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lực lượng LĐ nữ, trong đó có một bộ phận LĐ nữ di cư từ nông thôn lên thành thị và các KCN ngày càng tăng. LĐ nữ nhập cư phần lớn ở độ tuổi từ 20-30, chủ yếu làm việc trong các nhà máy ở các thành phố và khu công nghiệp.

Bên cạnh những thuận lợi như có việc làm, thu nhập ổn định hơn so với ở nông thôn, nhưng LĐ nữ cũng gặp nhiều khó khăn như làm thêm giờ, áp lực về khoán sản phẩm, chất lượng bữa ăn ca kém, thu nhập chưa đủ trang trải chi phí cuộc sống hàng ngày; phải thuê nhà ở, chưa có nhà trẻ gửi con… Đặc biệt, về hiểu biết xã hội, họ ít được tiếp cận các thông tin về quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật và là đối tượng dễ bị tổn thượng nhất bởi họ dễ bị mất việc, cuộc sống bấp bênh, quyền lợi chưa thực sự được quan tâm. 

Trước xu thế hội nhập với nhiều khó khăn và thách thức, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng khẳng định: Việc hỗ trợ tư vấn pháp lý cho người LĐ để nâng cao nhận thức pháp luật nói chung, pháp luật LĐ nữ nói riêng để tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình là cần thiết.

Vai trò công đoàn trong thúc đẩy công tác tư vấn pháp luật, bình đẳng giới thực hiện quyền của LĐ nữ tại nơi làm việc, thể hiện chức năng của tổ chức công đoàn với phương châm “Quyền lợi bảo đảm, phúc lợi tốt hơn” là tôn chỉ hoạt động. Tổ chức công đoàn đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động thông qua các nội dung thiết thực, trực tiếp mang lại quyền lợi cho đoàn viên, người lao động, trong đó có LĐ nữ nhập cư

B.D

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này