Luật Báo chí (sửa đổi): Động lực để báo chí phát triển

10:02 | 21/06/2016
Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Báo chí (sửa đổi), có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2017. Đây được đánh giá là đạo luật mở ra cơ hội để nền báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển.
luat bao chi sua doi dong luc de bao chi phat trien Thông qua luật Báo chí, không cấm nhà báo sử dụng mạng xã hội
luat bao chi sua doi dong luc de bao chi phat trien Góp ý vào dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) và Luật tiếp cận Thông tin

Từ quyền những quy định bổ sung

Theo đánh giá của các đại biểu Quốc hội, điểm mới thứ nhất là Luật Báo chí (sửa đổi) đã cụ thể hóa nội dung quan trọng được quy định tại các Điều 14, 25 của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí.

luat bao chi sua doi dong luc de bao chi phat trien
Đồng chí Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đến thăm gian trưng bày Báo Lao động Thủ đô tại Hội báo Xuân 2016.

Cạnh đó, Luật Báo chí (sửa đổi) tạo khung pháp lý bởi các quy định cần và đủ cho cơ quan báo chí, nhà báo tác nghiệp một cách tự do theo khuôn khổ các quy định của pháp luật từ việc cung cấp thông tin cho báo chí, tới quyền và nghĩa vụ bảo mật nguồn tin của cơ quan báo chí và nhà báo.

Cạnh đó, về đối tượng thành lập cơ quan báo chí, Luật Báo chí (sửa đổi) còn bổ sung một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học, như: Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; bệnh viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

luat bao chi sua doi dong luc de bao chi phat trien
Không chỉ thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, Báo LĐTĐ còn làm tốt công tác xã hội bằng việc định kỳ tổ chức các phiên Hội chợ việc làm và Hướng nghiệp.

Ngoài một số điểm mới trên, theo nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son thì Luật Báo chí (sửa đổi)  cũng đã quy định giới hạn việc cơ quan báo chí, nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân, Chánh án Toà án Nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Đồng thời, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân, Chánh án Tòa án Nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin sau khi tên của họ được tiết lộ.

“Trong khi chúng ta đang thực hiện quyền tự do báo chí, hạn chế bao cấp hóa cho các cơ quan báo chí, thì đây là thời điểm Nhà nước càng phải tạo điều kiện hơn nữa về mặt cơ chế để các cơ quan báo chí phát triển.

Tôi mong Luật Báo chí mới sẽ tạo động lực cho báo chí Thủ đô nói riêng, báo chí Việt Nam nói chung phát triển”.

Cũng theo ông Nguyễn Bắc Son, để tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động, Luật Báo chí (sửa đổi) đã quy định mở hơn về hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí.

Điều này được thể hiện tại Điểm C, Khoản 2, Điều 21 - “Nguồn thu của cơ quan báo chí gồm thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí”. Theo các chuyên gia, quy định này có nghĩa ngoài hoạt động chuyên môn, cơ quan báo chí có quyền hoạt động kinh doanh, dịch vụ liên quan đến đặc thù của báo chí…

Đến cần tạo điều kiện hơn nữa cho báo chí phát triển

Một trong những điểm nhấn của Luật Báo chí (sửa đổi) theo bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội để hỗ trợ báo chí Nhà nước có chính sách đặt hàng báo chí phục vụ các nhiệm vụ:

Chính trị, an ninh, quốc phòng; thông tin đối ngoại; phục vụ thiếu niên, nhi đồng; người khiếm thính, khiếm thị; đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, hỗ trợ cước vận chuyển báo chí phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn nêu trên.

Còn về nội dung liên quan đến mối quan hệ liên kết giữa các cơ quan báo chí với các doanh nghiệp truyền thông trong lĩnh vực dịch vụ, thông tin theo Luật Báo chí (sửa đổi), cơ quan báo chí chủ động thực hiện, chịu trách nhiệm mà không phải xin phép cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, nhằm cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan báo chí.

Trong đó, Luật quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan báo chí được phép liên kết với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết; thời lượng tối đa được phép liên kết trong kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định và kênh thời sự - chính trị - tổng hợp; thời lượng tối đa mà cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình.

Theo các chuyên gia, Luật Báo chí (sửa đổi) đã có những quy định bổ sung phù hợp với điều kiện thực tiễn để nền báo chí nước nhà hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, để các cơ quan báo chí phát triển thực sự cần phải có những văn bản hướng dẫn để cụ thể hóa Luật.

Đơn cử, khi quy định Nhà nước đặt hàng báo chí; Nhà nước hỗ trợ kinh phí vận chuyển báo chí đến những địa chỉ vùng sâu, vùng xa... thì phải quy định rõ cơ quan nào được Nhà nước hỗ trợ.

Thực tế hiện nay, việc Nhà nước đặt hàng, hay hỗ trợ kinh phí xuất bản ấn phẩm phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, hải đảo đa số tập trung vào những cơ quan báo chí Trung ương vốn được bao cấp khá nhiều về tài chính, còn những báo chí địa phương (tổ chức chính trị, đoàn thể địa phương) thì chưa được quan tâm.

Vì vậy, nên chăng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Báo chí (sửa đổi) cũng phải quy định chi tiết vấn đề này, sao cho mỗi cơ quan báo chí địa phương cũng có quyền được Nhà nước đặt hàng để phục vụ các nhu cầu dân sinh.

Không những thế, theo quy định của Luật Báo chí (sửa đổi) các tổ chức kể trên được phép thành lập các tạp chí chuyên ngành, thì các tổ chức chính trị, đoàn thể vốn đã có những cơ quan báo chí phải tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ (ít nhất là cơ chế) để phát triển.

Là một doanh nhân, anh Nguyễn Thế Thọ cho rằng quan sát nền báo chí nước nhà thời gian qua, xét trên góc độ toán học, kinh tế học tôi thấy ấn phẩm báo chí (báo in, báo điện tử) của các cơ quan thuộc tổ chức xã hội - đoàn thể phát triển rất mạnh.

Những ấn phẩm này rất phong phú về nội dung luôn bám sát những vấn đề thời sự của đất nước mà không sa đà vào cái mà bạn đọc gọi là “lá cải”, hay “thương mại hóa”.  Cạnh đó, mỗi tờ báo của các tổ chức xã hội, đoàn thể thực sự đã trở thành diễn đàn và tiếng nói của tổ chức đó.

“Trong khi chúng ta đang thực hiện quyền tự do báo chí, hạn chế bao cấp hóa cho các cơ quan báo chí, thì đây là thời điểm Nhà nước càng phải tạo điều kiện hơn nữa về mặt cơ chế để các cơ quan báo chí phát triển. Tôi mong Luật Báo chí mới sẽ tạo động lực cho báo chí Thủ đô nói riêng, báo chí Việt Nam nói chung phát triển”- anh Thọ nhấn mạnh.

Hương Phạm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này