Mỗi ngày có gần 100 người chết liên quan tới thuốc lá

08:43 | 24/05/2016
Đó là con số được đưa ra tại Hội thảo khoa học Triển khai chương trình Phòng chống tác hại Thuốc lá và hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá năm 2016 tại Bệnh viện Bạch Mai, ngày 23.5.
mot ngay co khoang 100 nguoi chet lien quan toi thuoc la Bắt nữ quái mang trong người 300 viên thuốc lắc đi tiêu thụ
mot ngay co khoang 100 nguoi chet lien quan toi thuoc la Tịch thu gần 10 nghìn bao thuốc lá ngoại không rõ nguồn gốc
mot ngay co khoang 100 nguoi chet lien quan toi thuoc la Bộ Y tế ký cam kết thực thi môi trường không khói thuốc

Phát biểu khai mạc hội nghị, GS.TS Ngô Quý Châu – Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Trong đó, 41,2% nam giới trưởng thành, 1,6% nữ giới trưởng thành, 5,9% thiếu niên nam và 1,2% thiếu niên nữ hút thuốc lá hàng ngày. Các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hơn 40 nghìn người tử vong tại Việt Nam hàng năm, tương đương với khoảng 100 người chết/ngày. Trong đó, 22% ca tử vong ở nam giới và 9,5% ca tử vong ở nữ giới.

mot ngay co khoang 100 nguoi chet lien quan toi thuoc la
Bệnh viện Bạch Mai luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân có liên qua đến thuốc lá.

Còn theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2, và là 1 trong 4 yếu tố nguy cơ gây bệnh phổ biến nhất thế giới. Năm 2010, WHO tổ chức điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam kết quả cho thấy, ở Việt Nam 47,4% nam và 1,4% nữ và 28,8% người trưởng thành nói chung (15,3 triệu người lớn) đang hút thuốc lá.

Để minh họa rõ nét về vấn đề này, các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ 616 học viên là cán bộ y tế được cơ quan cử đến để tham gia lớp tập huấn cai nghiện thuốc lá tại bệnh viện Bạch Mai. Trong số 607 đối tượng tham gia nghiên cứu có 374 số đối tượng là nam giới chiếm 61,6% và 233 nữ giới chiếm 38,4%. Trình độ chuyên môn của học viên chủ yếu là bác sĩ (69,5%); trình độ học vấn chủ yếu là sau đại học (50%).

Từ đó nghiên cứu thấy, 1/3 cán bộ y tế (CBYT) đã từng hút thuốc và hiện vẫn đang hút thuốc lá, trong đó nam giới chiếm chủ yếu (97,9%). Sản phẩm thuốc lá sử dụng nhiều nhất đó là thuốc lá điếu và thuốc lào (76,7%), tuổi bắt đầu hút thuốc lá của các cán bộ y tế từ 18-29 tuổi (68,2%). Số lượng điếu hút/ngày khoảng 10 điếu/ngày (65,3%).

Đây chỉ là con số thống kê chưa đầy đủ và không đại diện cho các cán bộ y tế của cả nước. Tuy nhiên, nhìn vào con số này cũng phần nào thấy được tình trạng hút thuốc lá hiện nay của CBYT. Mặc dù, về lợi ích của việc cai thuốc lá hầu hết CBYT đều nắm rõ, tuy nhiên trong số những người hút thuốc thì chỉ có 67% CBYT đã bỏ thuốc thành công.

Để hỗ trợ việc cai nghiện thuốc lá, năm 2015 Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đã phê duyệt chương trình PCTHTL tại bệnh viện Bạch Mai. Từ đó chương trình đã thành lập trung tâm tư vấn và hỗ trợ cai nghiện thuốc lá cho CBYT cũng như giám sát hỗ trợ các bệnh viện 63 tỉnh thành phố triển khai hoạt động. Đảng kể hơn, tổng đài tư vấn và hỗ trợ cai nghiện thuốc lá đã nhận được sự quan tâm rất lớn, tổng số 9000 cuộc gọi trong năm 2015.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá khẳng định: Với tình trạng hút thuốc lá như hiện nay thì trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành thì có 1 nam giới hút thuốc, theo đó ước tính có khoảng 30 triệu người dân Việt Nam (phụ nữ và trẻ em) phải đón nhận khói thuốc lá độc hại một cách thụ động vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. Hút thuốc lá còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh khác ở những người trẻ tuổi như: tăng huyết áp, sơ vỡ động mạch, đột quỵ…

Trang Thu

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này