Giữ Hà Nội nức tiếng “chẳng thơm cũng thể hoa nhài”

11:25 | 20/05/2016
Hai chữ thanh lịch dường như đã được định vị khi nói về vẻ đẹp của người Hà Nội. Nét thanh lịch đó được thể hiện ở văn hóa ăn mặc - vừa bình dị, kín đáo, vừa trang nhã, tinh tế. Tiếc rằng, bên cạnh nét tinh hoa đó, vẫn còn một số tồn tại, khiến nét thanh lịch của người Hà Nội đang dần mai một. Để Thủ đô sống lại một Tràng An nức tiếng thanh lịch, văn minh đang là mục tiêu chung hướng tới của người Hà Nội.
tin nhap 20160520104429 Phố phường Hà Thành lãng mạn sắc trắng hoa sưa
tin nhap 20160520104429 Đô thị Hà Nội: Bước chuyển mình mạnh mẽ

Quyết mạnh tay

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (VHTT) vừa ra quyết định xử phạt một nhà hàng tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) khi cho nhân viên mặc bikini phục vụ bia, bưng đồ cho khách. Lãnh đạo Sở VHTT Hà Nội nhận định, đây là hình thức quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm Luật Quảng cáo. Theo đó, hành vi này đã bị xử phạt ở mức cao nhất 40 triệu đồng. Đồng thời, Sở cũng yêu cầu Thanh tra của Sở tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, cơ sở karaoke, vũ trường, siêu thị, trung tâm thương mại.

tin nhap 20160520104429
Cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo năm tháng.

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền những hình ảnh các cô gái trẻ mặc bikini tiếp thị sản phẩm tại siêu thị điện máy Trần Anh (đường Phạm Hùng, Hà Nội). Theo nhiều khách hàng, thì các cô đã ra tận sân gửi xe để tiếp đón khách đến mua sắm sản phẩm. Những hình ảnh này nhanh chóng lan truyền và Công ty Trần Anh đã nhận không ít “gạch đá” từ dư luận. Hành vi này của Công ty CP Thế giới số Trần Anh cũng bị Sở VHTT Hà Nội xử phạt 40 triệu đồng. Đây là mức phạt đối với trường hợp vi phạm Luật Quảng cáo, quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013. Mặc dù khi trao đổi với báo chí, đại diện công ty cho biết hình ảnh các người mẫu ăn mặc mát mẻ bán hàng là để phục vụ việc ghi hình một video giáo dục giới tính, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Phong - Chánh thanh tra Sở VHTT, việc làm này vẫn khó có thể chấp nhận.

Nói đến tính thanh lịch của người Hà Nội, người ta lại nhớ tới câu ca dao xưa: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Trang phục của người Hà Nội xưa đẹp, kín đáo, giản dị, nhưng vẫn lịch lãm, tinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, Thủ đô cũng có nhiều đổi mới, kèm theo đó, nhiều nét văn hoá ứng xử của người Hà Nội đã không còn được giữ như xưa.

Theo NSND Lan Hương, Hà Nội ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Nét thanh lịch của người Tràng An xưa đang dần mai một. Việc những cô gái ăn vận hở hang, váy ngắn “cúi trên, hở dưới” với những hình săm chằng chịt đi vào các không gian tôn kính (như chùa chiền, di tích lịch sử) hay nơi công cộng đã ngày càng phổ biến. Trở lại với 2 vụ việc trên, phải nhìn nhận rằng trang phục bikini không phải là xấu, nếu sử dụng phù hợp hoàn cảnh.

Xây dựng bằng con đê pháp lý

Xác định xây dựng văn hoá người Hà Nội là một nhu cầu cấp bách, Sở VHTT Hà Nội đã được UBND TP giao nhiệm vụ xây dựng đề án “Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư TP.Hà Nội”. Quy tắc này tạo nền tảng cho cách ứng xử của mọi người trong xã hội hiện đại, trong đó, có những quy ước về ăn mặc mà bất cứ ai đang sống, lao động và học tập trên địa bàn Thủ đô đều phải thực hiện như: Không cởi trần, mặc đồ ngủ đến nơi công cộng; không mặc đồ quá ngắn tại khu vực tín ngưỡng, tôn giáo…

Theo Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng - Giám đốc chương trình nghệ thuật, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội vốn là đất kinh kỳ. Thời nào cũng thế, nơi đây có tỉ lệ người nhập cư rất cao, nên đã khiến nếp sống ở Hà Nội ngày thêm pha tạp, đa tầng. Người Hà Nội gốc chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, trong thời kỳ hội nhập, giới trẻ có nhiều điều kiện tiếp xúc với các xu hướng thời trang trong và ngoài nước, tuy nhiên thiếu sự chọn lọc. Với góc độ thẩm mỹ, TS Thế Hùng cho rằng, một phụ nữ đẹp mặc “hở” là cần thiết, nhưng vấn đề là “hở” đến đâu. Đấy mới thể hiện văn hóa của người mặc.

Xác định xây dựng văn hoá người Hà Nội là một nhu cầu cấp bách, Sở VHTT Hà Nội đã được UBND TP giao nhiệm vụ xây dựng đề án “Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư TP.Hà Nội”. Quy tắc này tạo nền tảng cho cách ứng xử của mọi người trong xã hội hiện đại, trong đó, có những quy ước về ăn mặc mà bất cứ ai đang sống, lao động và học tập trên địa bàn Thủ đô đều phải thực hiện như: Không cởi trần, mặc đồ ngủ đến nơi công cộng; không mặc đồ quá ngắn tại khu vực tín ngưỡng, tôn giáo…

Về vấn đề này, TS Mỹ học Thế Hùng nhận xét: Đây là việc làm hết sức tích cực nhằm giáo dục văn hóa con người. Cùng với việc tăng cường giáo dục văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ cho cộng đồng Thủ đô, thì việc dùng kỷ luật, thiết chế quản lý là hết sức cần thiết. Đặc biệt, với những nghệ sĩ ăn mặc phản cảm khi biểu diễn, cần phải phạt thật nặng hoặc cấm biểu diễn vĩnh viễn.

Mặc dù vấn đề văn minh đô thị vẫn còn nhiều điều phải bàn và dù nếp sống chưa đẹp không dễ sớm thay đổi, nhưng hiện TP.Hà Nội đang từng bước giải quyết bằng những việc cụ thể. Theo TS Thế Hùng, nếu chúng ta quyết tâm xây dựng thành một lộ trình cải tổ bài bản, nghiêm túc bằng kỷ cương, biện pháp mạnh thì chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực. “Nếu không có con đê pháp lý thì mọi sự tự do cũng chỉ là dòng nước chảy siết” - TS Thế Hùng nói.

Lưu Nhi

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này