Ấn tượng những ngày Văn học châu Âu tại Hà Nội

21:07 | 02/05/2016
Trong khuôn khổ “Những ngày Văn học châu Âu lần thứ 6 - năm 2016” tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Nhà Xuất bản Kim Đồng của Việt Nam sẽ đóng góp một số hoạt động khá hấp dẫn.
nhung ngay van hoc chau au tai ha noi Nhà văn Di Li – người tiếp nối xuất sắc của văn học trinh thám Việt Nam

Tọa đàm “Văn học trinh thám Việt Nam và tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Di Li” dành được sự quan tâm của độc giả yêu thích thể loại văn học trinh thám và các tác phẩm của nữ nhà văn Di Li.

Hoạt động hợp tác đầu tiên là một triển lãm giữa các nghệ sĩ Việt Nam và nghệ sĩ Đan Mạch, được khai mạc lúc 17 giờ ngày 4.5 và kéo dài đến ngày 7.5 tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội).

nhung ngay van hoc chau au tai ha noi

Các khán giả Việt Nam và đặc biệt là trẻ em, sẽ có dịp thưởng thức hình ảnh các cuốn sách tranh đầy màu sắc sống động được chiếu sáng từ bên trong.

Đây là những tác phẩm của 20 họa sĩ minh họa người Đan Mạch - từ những bậc thầy kinh điển như Arne Ungermann và Ib Spang Olsen cho tới một trong những họa sĩ được yêu thích nhất hiện nay của Đan Mạch đã có sách được xuất bản tại Việt Nam - Jacob Martin Striid.

Triển lãm cũng giới thiệu các tác phẩm hợp tác giữa nghệ sĩ 2 nước nhằm minh họa các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam và Đan Mạch. Thông qua triển lãm, các nghệ sĩ muốn thể hiện sự tương đồng cũng như khác biệt giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Đan Mạch. Dự án hợp tác này do NXB Kim Đồng điều phối.

Hoạt động thứ 2 được tổ chức từ 15h30-17h ngày 6.5 tại Viện Goethe (56-58 Nguyễn Thái Học, Hà Nội). Tại đây, các nhà văn và họa sĩ Đan Mạch sẽ chia sẻ với khán giả những kinh nghiệm của họ về phương pháp sáng tác tiểu thuyết lịch sử.

Nhà văn Nanna Gyldenkærne, nhà văn Sally Altschuler và họa sĩ minh họa Tove Krebs Lange sẽ trò chuyện về mối liên quan giữa sự thật và hư cấu cũng như sự tự do biểu hiện nghệ thuật trong sáng tác.

“Chúng tôi rất tự hào về sự hợp tác giữa các nghệ sĩ Việt Nam và Đan Mạch, bởi chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của trao đổi văn hóa và sáng tạo đối với sự phát triển xã hội. 

Kể từ năm 2006, Đan Mạch và Việt Nam đã cùng hợp tác thực hiện một chương trình hợp tác văn hóa.

Thông qua đó, chúng tôi chú trọng vào sáng tạo, khả năng tiếp cận và sự tham gia của của người dân vào nghệ thuật cũng như thúc đẩy đa dạng văn hóa” - Đại sứ Vương quốc Đan Mạch Charlotte Laursen chia sẻ.  

Một số minh họa các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam và Đan Mạch:

nhung ngay van hoc chau au tai ha noi
Kiến tha lâu đầy tổ.
nhung ngay van hoc chau au tai ha noi
Một điều nhịn, 9 điều lành.
nhung ngay van hoc chau au tai ha noi
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
nhung ngay van hoc chau au tai ha noi
Trâu, bò đánh nhau, ruồi, muối chết.
nhung ngay van hoc chau au tai ha noi
Trâu buộc ghét trâu ăn.

 

Nhà văn Nanna Gyldenkærne là tác giả 6 cuốn sách cho thanh, thiếu niên từ năm 2007. Tiểu thuyết lịch sử ‘Mười sáu chị em gái” của bà kể về một trại trẻ mồ côi ở Đan Mạch vào những năm 20 thế kỷ trước. Nhà văn Sally Altschuler chủ yếu viết cho thanh, thiếu nhi với hơn 40 tác phẩm được sáng tác và xuất bản từ năm 2000. Hai tiểu thuyết lịch sử của ông là ”Thiên thần ở phía sau tai” và ”Cụ tôi là người Nga và đeo tóc lọn” được viết dựa trên lịch sử gia đình gốc Do Thái của chính tác giả. Họa sĩ Tove Krebs Lange đã minh hoạ hơn 200 cuốn sách, trong số đó có nhiều cuốn do bà tự viết lời.

Lê Quang Vinh

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này