Hà Nội có bao nhiêu cửa ô?

20:10 | 22/04/2016
Cửa ô là một trong những nét đặc trưng của kiến trúc đô thị Hà Nội. Thế nhưng, Hà Nội có bao nhiêu cửa ô thì không phải ai cũng biết, kể cả những người sống lâu năm tại Hà Nội.
tin nhap 20160422114041 Chuyện về chiếc cổng làng đẹp nhất kinh kỳ

Trong ca khúc “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn  Cao, Hà Nội có 5 cửa ô “Năm cửa ô đón mừng/Khi đoàn quân tiến về…” . Sức lan tỏa của ca khúc đã trải dài, rộng khắp đất nước, thế nên không ít người đều nghĩ rằng, Hà Nội chỉ có 5 cửa ô, trong khi theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Hà Nội xưa có rất nhiều cửa ô.

tin nhap 20160422114041
Ô Quan Chưởng ngày nay - cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi rõ, theo sách “Bắc thành dư địa chí” soạn hồi đầu thế kỷ 19, Hà Nội có 21 cửa ô, nhưng không liệt kê tên đầy đủ. Vào năm 1831, khi Vua Minh Mạng cho thành lập “Tỉnh Hà Nội”, thì khu vực “tỉnh thành” (tức “nội thành”) đã được vẽ bản đồ ngay. Ở tấm bản đồ do hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng khi ấy, ghi rõ tên (chữ Hán) và vị trí của 16 cửa ô là Yên Hoa, Yên Tĩnh, Thạch Khối, Phúc Lâm, Đông Hà, Trừng Thanh, Mỹ Lộc, Đông Yên, Tây Luông, Nhân Hoà, Thịnh Lãng, Yên Ninh, Kim Hoa, Thịnh Quang, Thanh Bảo, Thuỵ Chương. Thế nhưng, bản đồ “Tỉnh, thành Hà Nội” vẽ năm 1866 đời Tự Đức chỉ còn 15 cửa ô, không còn ô Nhân Hòa.

Cửa ô Quan Chưởng được thiết kế theo kiểu vọng lâu - một kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nhà Nguyễn, có mặt trước hướng về phố Ô Quan Chưởng (tức phố Rue des Nattes en Joncs (phố Hàng Chiếu) - một con phố thời thuộc Pháp. Đây là nơi tập trung buôn bán chiếu cói, sản phẩm của những vùng ven biển như: Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, được người ta đưa lên Thăng Long - Hà Nội bằng đường sông), hướng về sông Hồng và phía Đông, mặt sau hướng về phố Hàng Chiếu kéo dài về phía Tây

Thời đó, cửa ô vốn là lối ra vào thành, có vọng gác, chốt chặn để kiểm soát, thu thuế, ngăn ngừa đạo chích, canh chừng hỏa hoạn. Các cửa ô được đặt tên theo làng, theo tổng. Qua thời gian, những cửa ô xưa đã biến thành phố xá. 5 cửa ô mà chúng ta biết đến ngày nay cũng chỉ còn là cái tên, không còn mang ý nghĩa như ban đầu: Quan Chưởng (tức Thanh Hà), Đống Mác (tức Lãng Yên), Cầu Dền (tức Thịnh Yên), Đồng Lầm (tức Kim Liên), Chợ Dừa (tức Thịnh Hào). Cửa ô duy nhất gần như vẹn nguyên sót lại chính là ô Quan Chưởng (đầu Hàng Chiếu, gần chợ Đồng Xuân ngày nay).

Cửa ô Quan Chưởng được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), có tên chữ là Đông Hà Môn (cửa Đông Hà – cửa ô ở phường Đông Hà trước kia). Đây là cửa ô được mở qua tường phía đông của tòa thành đất bao quanh khu kinh thành Thăng Long xưa. Công trình này đã từng được trùng tu, sửa chữa 2 lần, đó là vào năm Gia Long thứ 3 (1804) và năm Gia Long thứ 16 (1817), tuy nhiên, kiến trúc hiện nay là kết quả của lần sửa chữa vào năm 1804. Người ta gọi cửa ô này là cửa ô Quan Chưởng là để ghi nhớ công lao và sự hy sinh của viên quan Chưởng Cơ - chỉ huy vệ binh, người Bắc Ninh, đã cùng với khoảng 100 binh lính nhà Nguyễn anh dũng chiến đấu chống quân Pháp khi chúng đánh vào thành Hà Nội lần thứ nhất (1873) qua cửa ô Đông Hà.

Cửa ô Quan Chưởng được thiết kế theo kiểu vọng lâu - một kiểu kiến trúc đặc trưng thời Nhà Nguyễn, có mặt trước hướng về phố Ô Quan Chưởng (tức phố Rue des Nattes en Joncs (phố Hàng Chiếu) - một con phố thời thuộc Pháp. Đây là nơi tập trung buôn bán chiếu cói, sản phẩm của những vùng ven biển như: Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, được người ta đưa lên Thăng Long - Hà Nội bằng đường sông), hướng về sông Hồng và phía Đông, mặt sau hướng về phố Hàng Chiếu kéo dài về phía Tây, bao gồm 2 tầng: Tầng dưới có 3 cửa, một cửa nằm chính giữa, cao và rộng khoảng 3m, hai cửa phụ nằm ở hai bên, rộng khoảng 1,65m, cao 2,5m. Cả 3 cửa đều được thiết kế theo kiểu vòm cuốn. Tầng trên có vọng lâu 4 mái, thu nhỏ ngay tại vị trí phía trên nóc cửa chính, xung quanh có lan can trang trí các hình lục lăng, tứ giác, hoa thị. Ngày xưa, lính tuần thường đứng trên vọng lâu để quan sát xung quanh. Giữa phần trên nóc cửa chính và vọng lâu là một khung hình chữ nhật (cao gần 1m, rộng khoảng 3m), ở mặt trước có đắp nổi ba chữ Hán bằng mảnh sứ màu xanh: “Đông Hà Môn”.

Di tích Ô Quan Chưởng đã được trùng tu, tôn tạo từ Quỹ Bảo tồn văn hóa của Đại sứ quán Hoa Kỳ từ  tháng 8.2009, với nguồn kinh phí 74.500 USD  và hoàn thành vào ngày 4.1.2011.
Được biết, trước khi tu bổ, di tích Ô Quan Chưởng đã xuống cấp nghiêm trọng. Cấu trúc của khối xây bị nứt vỡ, có mảng tường bị phồng đến 30 cm so với bề mặt gốc; các bức tường bị phong hoá, rêu mốc, ẩm mục, có nhiều khối xây bằng gạch vồ bị thay thế bằng gạch chỉ hoặc gạch chịu lửa bởi những lần trùng tu trước; hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị tác động xấu đến sự ổn định của công trình.

Lê Mai

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này