![]() | Sẽ chi trả trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản ATM |
![]() | Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở |
![]() | Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp |
Nội dung đơn của ông Hòa nêu: Từ tháng 6.2015 đến nay, ông Hòa được những CBCNV thôi việc ủy quyền liên tục đấu tranh đòi quyền lợi. Sau quá trình đấu tranh kiên trì, tháng 9 và tháng 11.2015, Cty mới thanh toán nhỏ giọt tiền trợ cấp thôi việc cho CBCNV 2 lần cho giai đoạn công tác từ tháng 11.2002 - 3.2006 và giai đoạn 2006-2008. Còn giai đoạn trước 2002, Cty vòng vo trốn tránh, viện lý do phải hỏi cơ quan có thẩm quyền xem xét và hướng dẫn việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về việc chi trả tiền trợ cấp thôi việc.
Theo ông Hòa, đến thời điểm ông chấm dứt HĐLĐ với Cty vào năm 2013, ông có thời gian công tác là 28 năm 11 tháng. Tuy nhiên, như các CBCNV thôi việc khác, ông chỉ được Cty thanh toán trợ cấp thôi việc 2 đợt. Đợt 1 là giai đoạn từ tháng 3.2006 đến hết tháng 12.2008 được hơn 8,4 triệu đồng; đợt 2 từ tháng 11.2002 đến hết tháng 2.2006, số tiền hơn 9,9 triệu đồng. Ông Hòa cho biết, số lao động chấm dứt HĐLĐ hầu hết là HĐLĐ dài hạn; số người chấm dứt HĐLĐ vào làm việc tại Cty từ năm 2002 trở về trước khoảng 80 người. Như vậy, số tiền công ty “nợ” NLĐ không hề nhỏ.
![]() |
Ông Trần Đình Hòa trao đổi với phóng viên. |
Theo văn bản mới nhất của Hanoifood gửi cho ông Hòa đề ngày 5.2.2016, giải thích, do thời gian chấm dứt HĐLĐ của ông Hòa là trước ngày Nghị định 05/2015/NĐ-CP có hiệu lực, nên Cty tạm tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho ông Hòa theo hướng dẫn tại Điều 14 của Nghị định 44/2003/NĐ-CP; thời gian tạm tính là bao gồm thời gian ông Hòa làm việc tại Cty cổ phần và thời gian làm việc tại đơn vị trước khi cổ phần hóa.
Cũng theo văn bản, Cty đang tiếp tục đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét và hướng dẫn việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về việc chi trả tiền trợ cấp thôi việc trong trường hợp của ông Hòa và một số trường hợp tương tự; Cty sẽ thông báo với ông Hòa khi có văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phía Hanoifood đề nghị: Nếu ông Hòa có những văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có thể áp dụng phù hợp cho trường hợp cụ thể của ông Hòa, đề nghị ông Hòa cung cấp cho Cty, nhằm giúp Cty có cơ sở pháp luật để thực hiện việc tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc.
Ông Hòa cho biết, số lao động chấm dứt HĐLĐ hầu hết là HĐLĐ dài hạn; số người chấm dứt HĐLĐ vào làm việc tại Cty từ năm 2002 trở về trước khoảng 80 người. Như vậy, số tiền công ty “nợ” NLĐ không hề nhỏ. |
Trao đổi với PV, Luật sư Ngọc Anh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Điều 48, Bộ luật Lao động năm 2012 (áp dụng tại thời điểm ông Hòa nghỉ thôi việc) quy định khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng tiền lương. Điều 47 bộ luật này quy định trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, 2 bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài, nhưng không được quá 30 ngày. Điều này cho thấy Hanoifood đã không thực hiện chi trả trợ cấp thôi việc đúng thời hạn cho NLĐ như quy định và khi chi trả lại nêu ra vướng mắc do thời gian chấm dứt HĐLĐ của NLĐ là trước ngày Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật LĐ (hiện hành) có hiệu lực. Chưa kể Cty này lại áp dụng một nghị định đã hết hiệu lực là Nghị định 44/2003/NĐ-CP để tính trợ cấp cho NLĐ.
Ngày 31.3.2016, ông Trần Đình Hòa cho biết: Hiện phía Cty vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc chi trả tiền trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết nội dung đơn thư phản ánh của NLĐ, tránh khiếu kiện.
H.Duy
Đường dẫn bài viết: https://laodongthudo.vn/khong-chi-tra-day-du-tro-cap-that-nghiep-cho-nguoi-lao-dong-35010.html
In bài viết© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này